Châu Á tiếp tục dẫn đầu thế giới về sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cá rô phi; trong đó, Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, với sản lượng hàng năm khoảng 1,8 triệu tấn. Người tiêu dùng đô thị, đặc biệt là phụ nữ trẻ đi làm đã trở thành khách hàng thường xuyên sử dụng fillet cá rô phi và các loại hình giá trị gia tăng khác.
Tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng phụ nữ ra ngoài làm việc ngày càng nhiều khiến các sản phẩm rô phi giá trị gia tăng tiếp tục trở thành lĩnh vực sản xuất quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến cá rô phi ở Trung Quốc.
Báo cáo của Indonesia cho thấy, sản lượng cá rô phi của nước này đã tăng khá mạnh song xuất khẩu lại chỉ tăng nhẹ. Sản lượng cá rô phi năm 2015 và 2016 giảm nhẹ, chỉ đạt hơn 1,11 triệu tấn. Gần như toàn bộ cá rô phi sản xuất bằng hình thức này được phục vụ cho xuất khẩu. Các trang trại sử dụng ao tambak truyền thống, nuôi ghép cá – lúa hoặc cá – tôm, sản xuất ra một lượng cá rô phi chủ yếu bán ở thị trường trong nước.
Bangladesh là một câu chuyện thành công trong nuôi cá rô phi. Sản lượng cá rô phi của nước này gia tăng một cách nhanh chóng trong những năm gần đây. Nếu như năm 2002, sản lượng cá rô phi tại đây dưới 10.000 tấn thì năm 2016 đã tăng lên 300.000 tấn phục vụ cho thị trường nội địa.
Philippines chứng kiến sự gia tăng chậm về sản lượng cá rô phi trong những năm gần đây, tổng sản lượng đạt trên 300.000 tấn năm 2016. Nuôi cá rô phi ở Philippines chủ yếu diễn ra trong ao và lồng, việc nuôi ghép với tôm cũng đã bắt đầu được phát triển. Sản phẩm cá rô phi giá trị gia tăng được tiêu thụ phổ biến ở Philippines, ngoài ra các nhà máy cũng sản xuất cá rô phi fillet, đông lạnh, hun khói…
Thái Lan cũng có sự tăng trưởng chậm nhưng nhìn chung vẫn ổn định trong sản xuất cá rô phi những năm gần đây. Sản lượng cá rô phi của nước này hàng năm khoảng 250.000 tấn. Một số trại sản xuất giống cá rô phi lớn nhất thế giới nằm ở Thái Lan. Sự hiện diện của virus tilapia lake (TiLV) gần đây đã gây ra mối lo ngại nghiêm trọng với ngành sản xuất cá rô phi của Thái Lan nếu sự lây lan tiếp tục diễn ra trong tương lai.
Cũng là một trong những quốc gia có thế mạnh về sản xuất cá rô phi, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu nỗ lực để tăng cường sản xuất cá rô phi trên toàn quốc. Nhằm đa dạng hóa sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu cá tra, cũng như thêm một mặt hàng bổ dưỡng cho người tiêu dùng Việt Nam. Việt Nam đặt mục tiêu đạt sản lượng khoảng 140.000 tấn/năm, tăng gấp đôi trong những năm tới. Hiện nay, hầu hết sản lượng cá rô phi Việt Nam đều được tiêu thụ nội địa, rất ít phục vụ cho xuất khẩu. Việc chuyển đổi các dây chuyền chế biến cá tra đã được nghĩ đến như cách giảm vấn đề thừa năng suất và việc bắt đầu lấn sang chế biến cá rô phi trong một vài thương mại xuất khẩu quốc tế đã bắt đầu sinh lợi. Với nguồn tài nguyên mặt nước dồi dào và số lượng lớn nông dân nuôi trồng thủy sản được đào tạo bài bản, Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành cá rô phi.