T5, 23/07/2020 05:35

Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ: Sắp đến hồi kết?

Những người làm luật của Mỹ lại tiếp tục thực hiện thêm một cuộc công kích nữa nhằm xóa bỏ chương trình thanh tra cá da trơn mới đang gây tranh cãi và bị chỉ trích lãng phí tiền thuế của người dân. Chương trình vốn được coi là mắt xích quan trọng trong đạo luật xúc tiến thương mại hiện hành sẽ phải bị gỡ bỏ ngay trước Quốc hội Mỹ.

Đạo luật có tên gọi “thủ tục nhanh gọn” được tạo ra nhằm mục đích hỗ trợ các cuộc đàm phán thương mại tương lai, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Mỹ đang đàm phán thỏa hiệp thương mại mới: Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các nước châu Á. Đó là lý do Thượng nghị sĩ John McCain và Jeanne Shaheen của đảng dân chủ đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình sửa đổi đạo luật, loại bỏ Chương trình thanh tra cá da trơn mới. Điều tệ hại nhất, chương trình này đã chuyển giao quyền lực từ Cục Quản lý lương thực và dược phẩm Mỹ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Ngay trước thềm Quốc hội vào đầu tháng 5/2015, Thượng nghị sĩ John McCain khẳng định mục đích thực sự của chương trình thanh tra mới là tăng chi phí với hàng hóa của Việt Nam và đẩy họ bật ra khỏi thị trường Mỹ.

Người đề xuất chương trình này, Thượng nghị sĩ bang Mississippi, Thad Cochran đã bỏ không ít công sức chứng minh chương trình thanh tra mới là điều hết sức cần thiết để tăng cường hoạt động giám sát sản phẩm nhập khẩu, chặn đứng sản phẩm bẩn vào thị trường Mỹ và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Ông Thad Cochran cũng chỉ rõ sự thiếu quản lý, giám sát thủy sản nhập khẩu bởi hệ thống  FDA đang thực hiện chỉ cho phép kiểm tra 2% cá da trơn nhập khẩu, đẩy người tiêu dùng Mỹ vào mối nguy tiêu thụ thực phẩm bẩn, kém vệ sinh.

Một đạo luật vô lý, nhưng khá khéo léo lấy người tiêu dùng làm lá chắn vấp phải sự phản đối gay gắt. Thượng nghị sĩ John McCain và Jeannel Shaheen khẳng định động cơ đưa ra chương trình thanh tra cá da trơn mới không phải là mối đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Thực sự, nó chỉ là một rào cản thương mại mục đích chặn cửa vào của cá da trơn nhập khẩu và bảo hộ ngành công nghiệp cá da trơn nội địa ở những địa phương nuôi cá tại Mỹ, trong đó có bang Mississippi.

Trong mắt những quốc gia châu Á – đối tác mà Mỹ đang nỗ lực đàm phán TPP, chương trình thanh tra cá da trơn mới thực chất chỉ là một rào cản thương mại. WTO cũng hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Việt Nam phải cứng rắn đáp trả Mỹ bằng một rào cản thương mại tương tự với các mặt hàng thịt bò của Mỹ thậm chí có thể sẽ kháng cáo lên WTO, tôi tin lợi thế sẽ nghiêng về Việt Nam. Chương trình thanh tra mới chưa chính thức có hiệu lực nhưng chi phí ban đầu đã vượt 20 triệu USD, tạo làn sóng sục sôi trong giới viên chức và các cơ quan quản lý thuế tại Mỹ. Cơ quan Giám sát chi tiêu của Mỹ (GAO) cũng kịch liệt phản đối và chỉ trích sự lãng phí của chương trình thanh tra mới. Sửa đổi đạo luật thương mại hiện hành bằng cách gỡ bỏ hẳn chương trình thanh tra cá da trơn sẽ là giải pháp chấm dứt sự lãng phí này. Nếu tiếp tục thực thi chương trình thanh tra mới, Mỹ đang thiếu tôn trọng những công dân đóng thuế tại nước này, chắc chắn hình ảnh của Mỹ sẽ bị méo mó trong mắt các đối tác châu Á tại cuộc đàm phán TPP. Mỹ có muốn đánh đổi hình ảnh quốc gia, niềm tin của người dân chỉ để lấy một hàng rào bảo hộ thương mại tầm thường và phi lý? Hy vọng Quốc hội Mỹ sẽ sớm nhận thức được điều này và đồng ý gỡ bỏ chương trình thanh tra mới trước thời hạn hiệu lực.

Biên tập viên SeafoodSource

Sean Murphy

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!