T5, 23/07/2020 05:35

Chương trình thanh tra cá da trơn mới – Người Mỹ thua thiệt trước

Những điều luật trong chương trình thanh tra cá da trơn mới sẽ có hiệu lực từ tháng 3/2016.

chương trình thanh tra cá da trơnThượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, thuộc Đảng Dân chủ bang New Hampshire – người phản đối chương trình thanh tra mới, lo ngại rằng những quốc gia nhập khẩu thực phẩm của bang New England sẽ đáp trả bằng những rào cản nhập khẩu tương tự. Rõ ràng, chương trình thanh tra mới gồm nhiều điều luật không cần thiết và thậm chí nguy hại tới ngành sản xuất thực phẩm Mỹ. Chương trình này nhượng bộ lợi ích một nhóm đặc biệt nhỏ, nhưng dẫn tới hiểm họa lớn hơn đó là hàng trăm người lao động ở New Hampshire có nguy cơ mất việc làm.

Shaheen, cùng Thượng nghị sĩ John McCain, thuộc Đảng Cộng hòa bang Arizona đều kêu gọi bãi bỏ Chương trình thanh tra mới, nhưng bị giới luật sư – đại diện nhà sản xuất cá nội địa – phản bác kịch liệt. Cá da trơn nhập khẩu chiếm 75% thị phần tại Mỹ. Ngành công nghiệp cá da trơn nội địa vì vậy bị thu hẹp thị phần 60%. Vài năm trước, 20% hãng cá da trơn nội địa Mỹ đã phải đóng cửa. Người nuôi cá da trơn tại Mỹ cho rằng ngành thủy sản cần có thêm nhiều chương trình kiểm soát, gồm cả những điều luật cấm kháng sinh và các hóa chất khác. Theo họ, cá nhập khẩu được nuôi trong môi trường không đảm bảo an toàn vệ sinh vì sử dụng nhiều hóa chất nguy hiểm như formaldehyde, nhất là cá da trơn nuôi tại Việt Nam.

Bộ Thương mại Mỹ đã khẳng định trên website của cơ quan này rằng chương trình thanh tra cá da trơn kiểu mới sẽ trước sau như một, dù bị nhiều chỉ trích đến mấy. Các giám sát viên USDA làm việc hằng ngày tại các nhà máy chế biến thực phẩm để kiểm tra có vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm không; quy trình tương tự cũng được USDA thực hiện tại những nước muốn xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ. Những nước xuất khẩu này phải chứng minh được hệ thống giám sát an toàn thực phẩm của họ cũng hoạt động dựa trên những tiêu chuẩn tương tự Mỹ – một quy trình gây tốn kém hàng triệu USD với các nước xuất khẩu như Việt Nam.

Hằng năm, USDA vẫn phải chi 20 triệu USDA để mở văn phòng, thuê nhân viên kiểm soát chất lượng riêng mặt hàng cá da trơn. Do đó, nếu chương trình mới được thực hiện, sẽ giúp USDA tiết kiệm được 6 triệu USD. Trong khi đó, FDA chỉ chi tiêu 700.000 USD/năm cho công tác giám sát chất lượng tất cả các mặt hàng thủy sản.

Chương trình mới chưa chính thức bắt đầu, tính hiệu quả chưa rõ và liệu nó có dừng không? Chỉ biết, bản thân nước Mỹ cũng phải chi hàng triệu USD để áp dụng luật mới; ngành xuất khẩu của Mỹ cũng bị tổn thương không kém, nếu các nước đối tác của Mỹ cũng đua nhau dựng hàng rào tương tự Chương trình thanh tra cá da trơn kiểu mới.

Biên tập viên Khoa học & Bền vững, Seafoodnews

Peggy Parker

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!