T5, 23/07/2020 05:34

Điểm yếu và cơ hội

Trong lịch sử ngành nông nghiệp, các cuộc cách mạng về con giống, thức ăn, kiểm soát dịch bệnh và môi trường vẫn đang tiếp diễn.

Những cuộc cách mạng đó cũng là nhu cầu cấp thiết của ngành NTTS châu Á.

Trong ngành tôm, dịch bệnh đang dần là trở ngại lớn trên con đường phát triển. Trong năm 2018, ngành tôm vẫn phải tiếp tục chặng đường dài trong việc tìm kiếm các giải pháp khống chế dịch bệnh. Tôm vốn có một hệ thống miễn dịch mong manh nên đây là một nhiệm vụ không dễ dàng. Ngăn chặn dịch bệnh vẫn là sự lựa chọn tốt nhất; do đó, ngành tôm cần phải tìm cách kiểm soát những vấn đề nhức nhối nhất liên quan đến dịch bệnh; phải sử dụng khoa học chuẩn xác chứ không dựa trên giải pháp truyền miệng mơ hồ để nắm bắt được sự khác thường trong mỗi hệ sinh thái ao nuôi. Mô hình nuôi tôm của châu Á muốn thành công, người nuôi cần phải quan tâm sát sao hơn nữa tới kiểm soát môi trường, đặc biệt là ở pha ương hoặc 30 ngày đầu sau khi thả nuôi để nâng cao sức khỏe vật nuôi.

Trong ngành nuôi biển, dịch bệnh và gen di truyền là những nút thắt yếu kém nhất. Ngoài ra, có rất ít sự quan tâm tới công nghệ sinh học hoặc vaccine tại các mô hình nuôi biển. Các nhà nghiên cứu cần đưa ra những giải pháp cho ngành này để chống lại virus NNV và Iridovirus. Nuôi cá giò hứa hẹn phát triển với thị trường tiêu thụ rộng mở, thế nhưng di truyền và nguồn cung con giống đang là thách thức chưa được tháo gỡ của lĩnh vực này. Di truyền học góp phần tạo những giống cá có tính trạng tăng trưởng tốt, từ đó góp phần rút ngắn chu kỳ nuôi, giảm thiểu rủi ro và cải thiện dòng chảy tiền mặt để sau cùng là gia tăng lợi nhuận cho nông dân.

Trong khi đó, ngành cá nước ngọt lại đang đối diện một thách thức hoàn toàn khác hay điểm yếu kém nhất đó chính là thương hiệu và marketing. Tại Việt Nam, ngành cá tra và Chính phủ cần phải đầu tư cho xúc tiến thị trường và truyền thông để tạo ra phản ứng nhạy bén trước những “dư luận xấu”. Bất cứ “dư luận xấu” nào cũng sẽ phá hủy hình ảnh của sản phẩm và cuối cùng là ảnh hưởng tiêu cực đến giá bán.

Thị trường được định hình bởi cung và cầu. Ngành NTTS châu Á có xu hướng tập trung vào nguồn cung mà quên mất cầu. Những thị trường mới nổi đang dần vượt mặt các thị trường tiêu thụ truyền thống như Nhật Bản, Mỹ và EU. Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng mặt hàng tôm vài năm qua và đang dần trở thành thị trường tiêu thụ trọng điểm các mặt hàng thủy sản. Do đó, người nuôi cho đến các hãng xuất khẩu cũng cần nắm bắt linh hoạt nhu cầu từng thị trường, để hàng hóa của mình không rơi vào tình trạng ế ẩm và mất giá.

Ngân hàng Đầu tư quốc gia Loldman Sachs (Mỹ) dự báo mức tăng trường toàn cầu của ngành thủy sản năm nay sẽ đạt 4%, động lực nhờ vào sự phát triển đồng thời của thị trường phát triển và mới nổi. Tuy nhiên, cơ hội cho ngành thủy sản chỉ rộng mở khi chúng ta đối diện và tháo gỡ các nút thắt yếu kém nhất.

Zuridah Merican - Aquaculture Pacific Asia

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!