T5, 17/06/2021 10:03

Đương đầu với khủng hoảng phía trước

(TSVN) – Nhìn lại ngành công nghiệp thức ăn thủy sản có thể thấy những động lực thúc đẩy tăng trưởng chủ yếu trong năm 2019 là truy xuất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn, thành phần không biến đổi gen và thức ăn không kháng sinh.

Trong khi 2020 là một năm “đen tối” do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá tôm cá thấp cùng nhiều vấn đề an ninh thực phẩm, thì 2021 lại giống như một năm “đầy thương tích” với nhiều hãng sản xuất thức ăn thủy sản. Ngành thức ăn thủy sản tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của thành phần protein thực vật và chi phí vận tải cao. Với chu kỳ siêu tăng giá hàng hóa đang lờ mờ phía trước, thì điều này sẽ ảnh hưởng ra sao đến phân khúc thức ăn và toàn ngành công nghiệp nói chung?

Từ khởi đầu của ngành công nghiệp thức ăn nuôi tôm châu Á đầu thập niên 80, bột cá đã là thành phần chính với tỷ lệ bổ sung tới 35% trong thức ăn nuôi tôm. Do giá bột cá không ngừng tăng cùng nỗ lực của Hiệp hội Đậu tương Mỹ (USSEC), thì khô đậu giàu đạm và gluten ngô được sử dụng thay thế một phần bột cá, trong khi vẫn duy trì giá thức ăn tôm ở mức trung bình 1 USD/kg hơn 40 năm qua. Tuy nhiên, giá khô đậu đã tăng hơn 50% còn ngô tăng 130% từ tháng 9/2020, đã phá vỡ sự ổn định về giá của tất cả các loại thức ăn, gồm cả thức ăn thủy sản. Ví dụ, nếu công thức thức ăn tôm của Indonesia vào tháng 8/2020 không bị thay đổi, thì chi phí của công thức tương tự như vậy sẽ tăng 16% vào tháng 4/2021.

Ngành công nghiệp thức ăn có nên quay lại với bột cá Peru? Một nước sản xuất bột cá chính trên thế giới đã tuyên bố duy trì hạn ngạch vụ khai thác tiếp theo và dự kiến giá bột cá 1.500 USD/tấn trong ngắn hạn. Mức giá này làm cho bột cá trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng khi giá các loại đạm thực vật tăng, thì liệu giá bột cá có chịu đứng yên? Sự bền vững sẽ trở thành động lực giảm bột cá trong thức ăn, nhất là khi vẫn còn nhiều tranh cãi về việc cá tự nhiên nên được sử dụng trực tiếp làm thực phẩm cho người. Tỷ lệ sử dụng bột cá (FIFO) là giải pháp sử dụng bền vững cá tự nhiên trong thức ăn thủy sản. Tỷ lệ FIFO cho thức ăn của các loài giáp xác đã giảm từ 0,93 vào năm 2000 xuống 0,46 vào năm 2015; ở cá rô phi từ 0,23 xuống 0,15. Bởi vậy, dù giá bột cá hấp dẫn, thì sử dụng nó sẽ bị cản trở bởi FIFO và các vấn đề bền vững.

Tình huống này đã mở ra các cơ hội cho những thành phần protein mới. Protein đơn bào với vi khuẩn methanotroph có thể chứa 72% protein thô (CP) có thể sản xuất quy mô công nghiệp, mà chỉ sử dụng dấu chân môi trường rất thấp. Bột ấu trùng ruồi lính đen chứa 50% CP sử dụng chất thải thực phẩm công nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và cũng có thể sản xuất ở quy mô lớn.

Thức ăn cho cá biển ở châu Á với 42% CP, giá 1,20 USD/kg, sẽ đối mặt cơ hội lẫn thách thức tương tự như thức ăn tôm chứa 35% CP. Đang trong giai đoạn phát triển, thức ăn cho cá biển sẽ không chịu áp lực tương tự về tỷ lệ IFFO trong ngắn hạn như thức ăn cho tôm. Tuy nhiên, điều đầu tiên ngành này cần phải thực hiện là thay thế cá tạp bằng thức ăn tổng hợp.

Chi phí thức ăn đạm thực vật tăng cao sẽ gây áp lực lên ngành thức ăn cho cá nước ngọt, khi giá bán cá tại cổng trại luôn luôn thấp, nên giá thức ăn càng không thể tăng.

Chắc chắn, ngành thức ăn thủy sản sẽ đối mặt khó khăn trong tương lai, nhưng cùng đó lại là những cơ hội. Đại dịch COVID-19 đã khiến chúng ta phải “suy nghĩ toàn cầu nhưng hành động địa phương”. Điều này không chỉ áp dụng lên an ninh lương thực mà cả an ninh thức ăn chăn nuôi ở mọi quốc gia.

Aquaculture Asia Pacific

Zuridad Merican

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!