T3, 23/07/2024 10:05

Gỡ các điểm nghẽn để phát triển bền vững nuôi biển

(TSVN) – Nếu nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn nêu trên trong thực hiện chính sách, sẽ giảm bớt khó khăn; tạo động lực giúp các chủ thể nuôi biển có được sức bật mới; thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản đúng hướng; tạo phương thức mới để phát triển bền vững công nghiệp nuôi biển trong tương lai.

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Phát triển ngành công nghiệp nuôi biển tại Việt Nam vẫn đang vướng nhiều khó khăn, ách tắc. Cụ thể:

Thứ nhất, thiếu quy hoạch. Không có quy hoạch thì không giao được lâu dài các khu vực biển cho nuôi biển.

Thứ hai, thủ tục giao khu vực biển quá phức tạp dẫn đến việc chưa địa phương nào giao được khu vực biển dài hạn theo Luật Thủy sản.

Thứ ba, thiếu tiêu chuẩn và quy chuẩn về nuôi biển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành các quy chuẩn Việt Nam về nuôi biển.

Thứ tư, chưa có cơ quan và thủ tục đăng kiểm cơ sở nuôi biển.

Thứ năm, chưa có bảo hiểm cho hoạt động nuôi biển.

Thứ sáu, chưa có chính sách hỗ trợ nuôi biển.

Thứ bảy, thiếu chương trình và tổ chức đào tạo nhân lực nuôi biển.

Kiến nghị

Từ những vấn đề nêu trên, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đề nghị 4 nội dung chính:

Một, Chính phủ cần kiểm tra tình hình thực hiện Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030 theo hướng phát triển bền vững. Bộ NN&PTNT chỉ định cơ quan đăng kiểm các cơ sở nuôi biển… tín dụng và đào tạo phát triển nhân lực; phối hợp vối Bộ Lao động xây dựng trình Chính phủ Chương trình phát triển nuôi biển công nghiệp đến năm 2030, theo hướng phát triển bền vững; chỉ định cơ quan đăng kiểm các cơ sở nuôi biển, xây dựng và ban hành các thủ tục đăng kiểm cơ sở nuôi biển; đưa vào kế hoạch năm 2024 – 2025 xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật cho nuôi biển công nghiệp; phối hợp với Bảo hiểm Việt Nam ban hành các quy định về bảo hiểm cho hoạt động nuôi biển; trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 67/2014/NĐ-CP, với chính sách hỗ trợ sau đầu tư, bảo hiểm, tín dụng và đào tạo phát triển nhân lực; phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành học nuôi biển công nghiệp.

Hai, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 11/2021/NĐ-CP, đơn giản hóa thủ tục và nhất thể hóa cơ quan chủ trì cấp phép nuôi biển ở địa phương.

Ba, đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng quy chuẩn, quy định và các biện pháp hiệu quả để phát triển bền vững công nghiệp nuôi biển, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các mô hình nuôi biển tiên tiến.

Bốn, Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế phối hợp trong quản lý giữa nuôi biển với các ngành kinh tế biển khác, tránh độc quyền đơn ngành, lãng phí tài nguyên biển; ban hành các chính sách tạo cơ sở pháp lý để phát triển các cụm công nghiệp trên biển tại những địa phương có điều kiện thuận lợi.

Nếu nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn nêu trên trong thực hiện chính sách, sẽ giảm bớt khó khăn; tạo động lực giúp các chủ thể nuôi biển có được sức bật mới; thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản đúng hướng; tạo phương thức mới để phát triển bền vững công nghiệp nuôi biển trong tương lai.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng
Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!