Ngành thủy sản Việt Nam đang bị đe dọa bởi lượng chất thải công nghiệp ngày càng gia tăng tại ĐBSCL đã và đang gây ra những hiểm họa ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm; đặc biệt với ngành thủy sản nước ngọt gồm loài cá nuôi chủ đạo tại khu vực sông Mê Kông là cá tra, basa và cá rô phi.
Việt Nam đang phát triển với tốc độ quá nhanh, các khu công nghiệp đua nhau xả thải ra môi trường với nhiều nhà máy mới xây dựng dọc bờ sông. Đây phần lớn là chất thải chưa qua xử lý. Hậu quả, sông Tiền và sông Hậu, hai nguồn nước chính của sông Mê Kông bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhà máy chế biến cá tra từ Cần Thơ, tới Châu Đốc, An Giang đều được xây dựng trên các bờ sông, sát các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản. Nước sông được sử dụng trong các nhà máy chế biến đều qua xử lý và kiểm tra, nhưng vẫn tiềm tàng những nguy cơ nhiễm các chất độc hại. Báo Tuổi trẻ từng đưa tin, dọc theo sông Hậu, sông Tiền thời gian gần đây, không chỉ nước mà cả không khí cũng bị ô nhiễm, nhiều đoạn sông nước đen kịt vì rác thải.
Một vài hệ thống xử lý chất thải đã được xây dựng trước áp lực của dư luận, và chính quyền địa phương, nhưng không đủ khả năng xử lý lượng nước thải khổng lồ được xả ra hàng ngày. Thậm chí, các công ty ở khu công nghiệp sông Hậu đều có hệ thống xử lý nước thải riêng, nhưng đều hoạt động kém hiệu quả. Một số nhà máy vẫn âm thầm xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường như Công ty Thủy sản Nam Sông Hậu, xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Cái Dầu.
Tại Cần Thơ, 223 nhà máy tại 5 khu công nghiệp đều ngụ dọc theo bờ sông Hậu. Từ đầu năm nay, một nhà máy xử lý nước thải với công suất 6.000 m3/ngày đã đi vào hoạt động để phục vụ 3 trên 5 khu công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có 18 doanh nghiệp trong khu công nghiệp ký kết hợp đồng xử lý nước thải với công ty này. Như vậy, nhà máy này mới chỉ hoạt động 50% công suất. Doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng xử lý nước thải chủ yếu để tiết kiệm chi phí, còn một số khác lại không thể nối hệ thống ống dẫn nước của họ tới nhà máy xử lý nước thải. Đáng lưu ý, lượng nước thải thực sự mà những doanh nghiệp này đem xử lý tại nhà máy trên chỉ bằng 1/2 con số họ báo cáo với cơ quan quản lý. Không ít doanh nghiệp vẫn còn gian dối, hoặc dùng nhiều thủ đoạn hòng qua mắt cơ quan chức năng, và phần lớn nước thải đều đổ thẳng ra các con sông trong vùng như sông Hậu, đe dọa trực tiếp môi trường sống của các loài thủy sản.
Khi ngành công nghiệp của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, thì Chính phủ buộc phải đối mặt với hai sự lựa chọn: chấp nhận hy sinh một phần không nhỏ của ngành thủy sản để đổi lấy sự phát triển của ngành công nghiệp nặng hoặc sẽ phải siết chặt đạo luật môi trường để bảo vệ ngành thủy sản nước ngọt truyền thống.
Biên tập viên Seafoodsources