T5, 23/07/2020 05:35

Hợp nhất và sức mạnh

Hợp nhất thành một khối vững chắc có thể được coi là chìa khóa thành công của các hãng chế biến thủy sản tại Việt Nam.

Ngành công nghiệp chế biến của các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia đã có sự chuyển mình từ nhiều năm trước. Rất nhiều công ty chế biến thủy sản, hầu hết là những công ty quy mô lớn đã củng cố sức mạnh và giữ vững vị thế bằng các thương vụ sáp nhập, mua lại. Điều đó không có nghĩa, những công ty nhỏ hơn không còn chỗ đứng hoặc phải bỏ cuộc chơi mà có thể tự tìm kiếm những đối tác ngay tại thị trường nội địa hoặc cũng có thể hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam đang thực hiện cơ chế mở, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư tư nhân tự điều hành, quản lý. Nhờ đó, nhiều công ty cổ phần ra đời, sau đó được tư nhân. Các hãng đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần. Thực tế, Chính phủ Việt Nam đang hướng đến mục tiêu cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp nhà nước cho đến cuối năm 2020. Đây được cho là một động lực thúc đẩy đầu tư nước ngoài mạnh mẽ trong ngành công nghiệp chế biến.

Các công ty nước ngoài, đặc biệt là những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đã đầu tư cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Các ông chủ người nước ngoài thường thiết lập hệ thống quản lý của riêng họ, nhưng vẫn có người Việt Nam tham gia quản lý hoặc sản xuất. Nhiều công ty Thái Lan đang hoạt động khá mạnh trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam. Điển hình nhất là C.P., một trong những công ty sản xuất thức ăn gia súc và chăn nuôi gia cầm lớn nhất Thái Lan cũng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư lớn vào quốc gia sản xuất thức ăn thuận lợi cho tôm cá, lợn, gà để bán cho những nước có nhu cầu, trong đó có Việt Nam. Công ty này cũng xây dựng một nhà máy chế biến thủy sản gần Huế, miền Trung Việt Nam và môt trại nuôi cá tra, basa và nhà máy chế biến ở tỉnh Bến Tre, gần thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty Chế biến Thủy sản Gò Đàng (Godaco) cũng hợp tác với Tập đoàn Thai – British để xây dựng nhà máy chế biến thứ 3, tập trung sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng từ cá tra để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước năm 2016. Với ngành cá tra, có lẽ đã đến lúc thị trường buộc phải co lại, chỉ còn những công ty đủ thực lực, có cách thức kinh doanh, làm ăn bài bản mới có thể tồn tại.

Jerzy Malek, người sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành hãng thủy sản Morpol đã đầu tư tại Việt Nam bằng cách mua lại trại nuôi cá Cobia của Marine Farms, gần Nha Trang. Vị giám đốc này dự tính sẽ xây một trại nuôi cá cobia giống để cung cấp cho nông dân quanh vùng. Có thể thấy, xu hướng mua lại và sáp nhập đang diễn ra mạnh mẽ trong ngành chế biến thủy sản Việt Nam. Những doanh nghiệp yếu kém, làm ăn chộp giật sẽ khó tồn tại trước sức cạnh tranh gay gắt. Đây thực sự là cơ hội lớn với doanh nghiệp mạnh về tài chính.

Biên tập viên cao cấp của Seafoodsources

James Wright

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!