T5, 10/06/2021 10:51

Mục tiêu bền vững ngành thức ăn thủy sản châu Á

(TSVN) – Các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2015 của Liên hợp quốc (UN) được kỳ vọng hoàn thành vào năm 2030. Trong đó, biến đổi khí hậu và bền vững luôn là mục tiêu quan trọng. Vậy ngành công nghiệp thức ăn thủy sản có đóng góp thế nào để thực hiện mục tiêu này?

Động lực thúc đẩy ngành thức ăn thủy sản phát triển bền vững khác nhau tùy từng hãng thức ăn tại châu Á. Động lực phát triển thức ăn tôm bền vững là tăng cường tìm kiếm chất thay thế bột cá. Sản xuất tôm đã tăng 350% suốt giai đoạn 2000 – 2019 còn giá bột cá chất lượng cao vượt 2.000 USD/tấn. Tới nay, các chuyên gia dinh dưỡng tôm vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn bột cá bằng sản phẩm khác với mức chi phí và hiệu suất tương tự. Chi phí là nhân tố chính thúc đẩy việc thay thế bột cá suốt hơn 20 năm qua và đến nay thêm một nhân tố nữa là sự bền vững. Giá khô đậu tăng cao gần đây cùng siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa đang đe dọa phía trước, đã buộc các công ty thức ăn ở một số quốc gia phải tăng giá bán sản phẩm. Sản xuất tôm mở rộng kéo theo nhu cầu thức ăn tăng cao, đòi hỏi phải tìm ra nguồn bổ sung các thành phần protein chất lượng để duy trì tính ổn định trong chuỗi cung ứng. Các thành phần thức ăn mới như protein đơn bào giảm thiểu dấu chân môi trường và bột côn trùng góp phần vào nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến nhu cầu từ những khách hàng sẵn sàng trả giá cao để mua tôm bền vững, ít nhất là giai đoạn đầu.

Ngành thức ăn cá biển lại đối mặt một trở ngại khác. Mặc dù khối lượng lớn cá biển được sản xuất ở châu Á, lượng tiêu thụ thức ăn vẫn tương đối thấp do cá tạp được ưa chuộng hơn dẫn đến chất lượng nước kém, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh và tỷ lệ sống thấp. Lây nhiễm ngoại ký sinh trùng do môi trường nuôi kém cũng làm giảm giá trị sản phẩm. Không phải nông dân không nhận ra vấn đề này mà thói quen dùng cá tạp làm thức ăn cần phải được chấm dứt.

Cá nước ngọt dần trở thành hàng hóa mang tính hạn chế khi dân số và ô nhiễm gia tăng. Nuôi cá lồng nước ngọt, ví dụ như rô phi có lợi thế hơn ao nuôi, nhưng lại phá hủy chất lượng nước và cạnh tranh với du lịch khi phá hỏng môi trường hoang sơ. Tất cả các vùng nước ngọt có khả năng phát triển thủy sản bền vững, chỉ khi ô nhiễm từ chất thải và thức ăn thừa được xử lý. Một trong những nhân tố gây ô nhiễm là lượng phốt pho không khả dụng cao trong thức ăn và cuối cùng là trong chất thải của cá. Trong khi  sử dụng thức ăn hiệu quả có thể được quản lý bằng máy cho ăn tự động và giám sát trong thời gian tiêu thụ thức ăn, enzyme phytase có thể nâng cao khả dụng của phốt pho, tận dụng bởi cá và giảm lượng phốt pho trong chất thải.

Đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh lương thực, khi nhiều quốc gia buộc phải đóng cửa đường biên. Tuy nhiên, an ninh lương thực không chỉ giới hạn trong phạm vi sản phẩm gia cầm, thịt và thủy sản, mà rộng hơn là cả chuỗi cung ứng, gồm thức ăn chăn nuôi và các nguyên liệu protein. Lo ngại này không chỉ tác động đến các quốc gia nhỏ hơn mà cả nước lớn với dân số khổng lồ như Trung Quốc. Liệu kỳ vọng về những mục tiêu bền vững của UN vào năm 2030 quá xa vời hay ngành thức ăn thủy sản đang phản ứng quá chậm chạp?

Chuyên gia thức ăn thủy sản

TS Albert G.J Tacon

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!