Khi cả thế giới hoang mang giữa những thống kê gây choáng váng với hơn 218.000 người chết do COVID-19 và 3,1 triệu ca nhiễm bệnh cùng nhiều nỗi đau không kể xiết bởi đại dịch, thì chẳng ai còn chú ý đến vụ việc một chiếc thuyền gỗ của ngư dân Việt Nam bị một tàu hải cảnh Trung Quốc vô cớ đâm chìm vào tháng trước trên biển Đông.
Chủ tàu, anh Trần Hồng Thọ và 8 thuyền viên vẫn sống sót. Nhưng rõ ràng, cả thế giới không có thời gian để tâm đến vụ việc này vì vẫn đang chật vật trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19 đang reo rắc chết chóc khắp toàn cầu; và làm cho các nền kinh tế suy thoái khi các nhà hàng, trường học và nhà máy… bị đóng cửa khắp nơi.
Như mọi chuyến đi biển khác, Thọ – ngư dân 33 tuổi tại tỉnh Quảng Ngãi cũng bắt đầu ra biển vào lúc sáng sớm. Anh tạm biệt gia đình và lên đường cùng 8 thuyền viên khác ra khơi để khai thác cá gần quần đảo Hoàng Sa. Khi những người “lính biển” này tung và kéo lưới thì đó chỉ là một công việc thường ngày. Tất cả những câu chuyện về cá đều như nhau, câu chuyện của ngư dân Thọ không có gì khác.
Sát cánh với các cộng đồng để tôn vinh và gắn kết di sản biển với lịch sử quốc gia, những người ngư dân này đang bị mắc kẹt trong (trở thành nạn nhân của) những cuộc tranh chấp giữa các bên tham chiến đang muốn độc quyền khai thác các nguồn tài nguyên biển đang suy kiệt.
Nhiều thế kỷ qua, biển Đông đã cung cấp nguồn thủy, hải sản dồi dào cho các quốc gia ven biển này. Được bồi đắp quanh năm bởi nhiều con sông lớn, các bãi bùn triều và những vùng đáy biển nông ở khu vực biển này là một trong số những ngư trường đánh cá năng suất cao nhất thế giới. Do đó, các cuộc cạnh tranh hơn 3.000 loài thủy hải sản ở khu vực biển Đông ngày càng gia tăng. Nhưng khai thác quá mức, cùng với đánh cá bất hợp pháp và không khai báo (IUU) đã quét sạch các quần đàn cá ven bờ, buộc các tàu cá đánh lưới vét phải ra khơi xa để kiếm kế sinh nhai.
Trong khi đó, ngoài đánh cábất hợp pháp IUU và các vụ tai nạn trên biển liên quan, ngư dânngày càng vướng vào khốn khó do các cuộc xung đột chủ quyền và ranh giới biểndai dẳng. Điều này không có nghĩa là Việt Nam không sử dụng ngư dân như những “tai mắt” hoặc một phần của lực lượng bán quân sự, đặc biệt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa.
Vụ tấn công tàu cá Việt Nam gần đây nhất đánh dấu mốc lần thứ 2 chỉ trong vòng chưa đến một năm đã có tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần quần đảo Hoàng Sa.
Một số nhà phân tích an ninh đã ám chỉ rằng đại dịch COVID-19 là lá chắn không chỉ cho Trung Quốc mà còn các bên tranh chấp khác đẩy cuộc khủng hoảng y tế thành một thời cơ chiến lược để xâm lấn các vùng biển bị tranh chấp.
Trang web tiếng Anh của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã nhấn mạnh các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn của Bắc Kinh, việc đánh chìm tàu cá Việt Nam vào tháng trước và tăng cường công nghiệp quốc phòng tại Vũ Hán.
Bất chấp những cảnh báo từ Bộ Ngoại giao Mỹ để tập trung chống đại dịch và “hãy dừng bắt nạt và làm tổn thương các nước khác để mở rộng các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp”, tàu khảo sát địa chất Hải dương 8 cùng nhóm tàu hải cảnh hộ tống đã quay lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vào tháng 4 vừa qua. Vụ điều tàu khảo sát lần này nằm trong chuỗi các hành động hung hăng của Trung Quốc vài tháng nay, giữa bối cảnh toàn cầu đang dồn sự tập trung vào việc chống lại đại dịch COVID-19.
Đại dịch COVID-19 vẫn luôn rình rập khả năng lây nhiễm trong cộng đồng, đặc biệtkhi những tàu đánh cá phải di chuyển qua các vùng biển xuyên biên giới giữa các quốc gia. Trong một bình luận gần đây của CSIS, các chuyên gia biển tuyên bố rằng “50 triệu người đang làm việc trong ngành thủy sản, phần lớn tập trung tại các quốc gia đang phát triển còn nhiều bất cập về an toàn lao động, y tế và nhân quyền”.
Đối với những ngư dân không có cơ hội thực hiện giãn cách xã hội, họ vẫn phải luôn đề phòng, đề cao cảnh giác trước những âm mưu đen tối đối với vùng biển và vùng trời rộng lớn tới tận phía chân trời xa trên biển Đông.
Chuyên gia nghiên cứu độc lập về biển Đông tại Trung tâm Khoa học Ngoại giao Đại học Tufts, Mỹ