T5, 23/07/2020 05:34

Ngành tôm trước vòng xoáy COVID-19

Ngoài hiểm họa với sức khỏe con người, COVID-19 còn đe dọa nghiêm trọng chuỗi cung ứng ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng. Khi Trung Quốc đóng cửa thị trường sau Tết Nguyên đán hơn 2 tuần, nhiều tàu biển và container bị ùn ứ tại các cảng biển còn hệ thống ngân hàng cũng ì ạch hơn.

Tại sự kiện Global Health & Crisis Response, McKinsey & Co’s đã dự báo một đợt suy thoái toàn cầu sẽ kéo dài đến tận quý III/2020. Ngành tôm sẽ bị tác động thế nào trước tình hình suy thoái chung này? 

Hai năm trước, cả Ecuador và Ấn Độ đều tăng tốc sản lượng và cạnh tranh nhau về nguồn cung. Năm 2019, Ấn Độ đạt sản lượng 800.000 tấn tôm, còn Ecuador không kém cạnh với 600.000 tấn; cả 2 quốc gia này đều nhắm đến thị trường Trung Quốc với khối lượng nhập khẩu tôm ước tính 650.000 tấn. Khi nguồn cung sẵn có vượt nhu cầu, một cuộc chạy đua về giá đã bùng nổ. COVID-19 xuất hiện kéo theo sự gián đoạn chuỗi cung ứng càng làm cho cuộc chiến trầm trọng hơn. Ngày 18/2/2020, giá tôm của Ecuador đã giảm 15 – 20%. Liệu có phải đứng trước dịch bệnh toàn cầu COVID-19, ngành tôm cũng rơi vào khủng hoảng? Tuy nhiên, cách phản ứng lại đại dịch của ngành tôm ở mỗi quốc gia không giống nhau; trong khi Ecuador phản ứng tích cực hơn, Ấn Độ trung lập, còn Indonesia hoặc Việt Nam lại có phần bi quan. Đã đến lúc ngành tôm cần phải phát triển một kế hoạch kinh doanh liên tục và tập trung vào 3 mục tiêu quan trọng gồm: thị trường, lợi nhuận và năng suất.

Mô hình nuôi tôm thâm canh tại Đông Nam Á bị “bao vây” bởi dịch bệnh, tỷ lệ sống của tôm giảm xuống 55% và làm tăng chi phí sản xuất. Lợi nhuận bị vắt kiệt, bằng chứng là một số hộ nông dân Ấn Độ không thả tôm suốt quý I/2019. Các mối liên kết lỏng lẻo trong chuỗi cung ứng đã lộ rõ, bởi vậy mục tiêu hiện nay là tìm ra giải pháp khả thi.

Cụ thể, phải đưa tỷ lệ sống quay về mức 80%. Muốn làm được điều này, cần phải củng cố lại các mắt xích yếu kém và lỏng lẻo trong toàn chuỗi cung ứng. Một mốt liên kết yếu kém có thể kể ra như việc thả nuôi tôm PL12 vào trong ao nước chứa đầy mầm bệnh và lộ thiên, luôn tiềm ẩn rủi ro từ những điều kiện thời tiết thay đổi liên tục. Tất cả các ngành kinh doanh mặt hàng nông nghiệp, từ trồng trọt đến chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đều phải xử lý những thách thức suốt giai đoạn khởi đầu chu kỳ sống của vật nuôi và ngành tôm cũng không ngoại lệ. Nông dân vẫn muốn nuôi tôm tăng trưởng trong các ao lộ thiên. Do đó, bổ sung các hệ thống ương tôm được kiểm soát môi trường như RAS được đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc vật nuôi giai đoạn khởi đầu sẽ mang lại những điều kiện tối ưu cho giai đoạn tăng trưởng nhanh sau này. Các chi phí trực tiếp sẽ tăng lên nhưng đổi lại còn giá trị hơn là tỷ lệ sống cao hơn và quy mô nuôi trồng rộng mở sẽ giảm chi phí sản xuất trên mỗi kg tôm.

Thật không may, hệ thống miễn dịch của tôm chủ yếu dựa vào đáp ứng miễn dịch tự nhiên và ngăn chặn dịch bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh. Đó là lý do ngày càng có nhiều loại thức ăn chức năng ra đời. Tuy nhiên, các ngành phụ trợ như dinh dưỡng vẫn phải phụ thuộc vào người nuôi; nếu nông dân dừng nuôi thì toàn bộ ngành công nghiệp phụ trợ sẽ tự động sụp đổ. Điều này đặt ra tầm quan trọng của việc xây dựng các liên minh giữa nông dân, trại giống, nhà máy thức ăn và nhà máy chế biến xuất nhập khẩu.

New Aquatec Panama

TS Bill McGraw

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!