T5, 23/07/2020 05:35

Những lo ngại khi Mỹ rút khỏi TPP

TPP là một hiệp định thương mại tự do, được ký kết giữa 12 quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương và chiếm tới 40% tổng giá trị thương mại toàn cầu.

Nhiều nhà phân tích nhận định, Mỹ rút khỏi TPP thì Trung Quốc – nước không tham gia TPP sẽ có nhiều cơ hội thương mại mới. Còn Việt Nam và Maylaysia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu TPP không đi vào hiệu lực. Điều mà Việt Nam lo ngại nhất là cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ sẽ trở nên khó khăn hơn. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 18 – 20%. Nếu Mỹ không tham gia TPP, mọi ưu đãi cũng sẽ mất đi và Việt Nam cũng khó có thể tìm kiếm được thị trường nào để thay thế cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, sự thoái lui của Mỹ lại mở đường cho Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Quốc gia này dự kiến sẽ xúc tiến thỏa thuận thương mại tự do khu vực, mang tên Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bao gồm các quốc gia ASEAN, cũng như Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc nhưng không có Mỹ.

Mới đây, ngày 19/11, Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã có chuyến thăm và làm việc với Tổng thống mới đắc cử Trump. Ngoài những vấn đề chính, ông Shinzo Abe đã cố gắng thuyết phục ông Trump thay đổi quyết định về việc rút lui khỏi TPP. Tuy nhiên, đối với thương mại thủy sản của Mỹ, những tác động bị cho là tiêu cực nhất khi tham gia TPP đó chính là sự “đổ bộ” của các mặt hàng tôm nuôi của Việt Nam và Malaysia có thể đè bẹp ngành tôm vùng vịnh. Thế nhưng, rất nhiều thành viên tham gia TPP đều đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Mỹ, gồm cả thương mại thủy sản, ngoại trừ Brunei, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand và Việt Nam. Trong khi, New Zealand là nước cung cấp cá tuyết hake và hoki lớn nhất thế giới, còn Nhật Bản là nước xuất khẩu chính các mặt hàng sò điệp và cá đuôi vàng sang thị trường Mỹ. Nhưng dường như mọi nỗ lực lôi kéo Mỹ quay trở lại TPP đều khó thành trước thông điệp đầy kiên quyết của ông Trump về việc sẽ rút lui khỏi TPP vì những hiệp định thương mại này là “thảm họa tiềm ẩn” với nước Mỹ.

Mỹ rút khỏi TPP, Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn, nhưng chắc chắn không phải so sánh với nền kinh tế bây giờ. Bởi hiện tại, kinh tế Việt Nam vẫn phát triển trong một môi trường không có TPP. Điều đáng tiếc ở đây là tiềm năng của TPP – những thuận lợi sẽ xảy ra trong tương lai có thể giúp ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có xuất khẩu thủy sản sang Mỹ xóa bỏ được rất nhiều rào cản thương mại và đẩy nhanh tiến trình cải cách của chính phủ. Trong bối cảnh này, không còn cách nào khác ngoài việc Việt Nam buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

Biên tập viên Seafoosource

Chris Loew

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!