Louisiana là bang có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển ở Mỹ, nhưng những người quản lý ngành thủy sản tại địa phương này vẫn đang loay hoay tìm phương hướng và chính sách quản lý nghề cá, nhằm duy trì sinh kế ổn định cho nông dân, ngư dân, đồng thời, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản và đường bờ biển.
Trong một nghiên cứu về tìm kiếm giải pháp cho ngành thủy sản Louisiana, tôi đã có dịp tới thăm Việt Nam và nhận thấy ĐBSCL có khá nhiều điểm tương đồng với đồng bằng châu thổ sông Mississippi và ngành nuôi trồng thủy sản tại khu vực này, rất đáng để Mississippi học hỏi.
Cả hai dòng sông Mê Kông và Mississippi đều được hạn chế bởi những con đập nhân tạo hoặc đê. Sự sụt lún của đất đai và tình trạng ngập mặn khi nước biển xâm lấn, sự xói mòn đường bờ biển đang ngày càng gia tăng đã xóa sổ nhiều vùng đất sinh sống của cư dân. Nhưng không giống Louisiana, người dân Việt Nam lại tìm ra cách thức đầy sáng tạo để duy trì và phát triển nền kinh tế thủy sản hoạt động tốt đồng thời vẫn bảo vệ được tài nguyên thủy sản và đường bờ biển. Những kế hoạch quản lý đường bờ biển của Louisiana được vẽ ra nhưng lại giải quyết được vướng mắc trong khâu hợp tác khăng khít giữa nhà quản lý với ngư dân ven bờ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Hằng năm, lại có 1.000 acre (4,5 km) đường bờ biển tại Việt Nam bị xói mòn. Do đó, tôi ủng hộ cách thức nuôi trồng thủy sản trong ao nhân tạo. Ngành thủy sản nên chú trọng hình thức này hơn là chỉ tập trung bảo tồn nguồn thủy sản ven bờ. Tại Việt Nam, nghề nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh và mạnh, với tốc độ như vậy, nó đã vượt xa nghề khai thác thủy sản từ rất lâu. Trước kia, chính hoạt động nuôi tôm là một trong những nhân tố gây xói mòn bờ biển bởi các trại nuôi đã chặt phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích. Cũng từ đó, Chính phủ đã thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính giúp người nuôi tôm tái trồng rừng ngập mặn. Nếu ngư dân giữ lại 60% diện tích rừng ngập mặn trong khu nuôi tôm, họ sẽ đủ tiêu chuẩn được cấp chứng nhận sinh thái và đồng nghĩa giá bán tôm sinh thái trên thị trường sẽ cao hơn hẳn sản phẩm tôm nuôi thông thường. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng có kế hoạch giúp các trại nuôi tôm sinh lãi nhiều hơn bằng cách khuyến khích chủ trại nuôi các loài thủy hải sản khác như cá seabass và cá rô phi. Mô hình này hoàn toàn có thể được áp dụng cho vùng Plaquemines Parish thuộc bang Louisiana.
Tuy nhiên, từ nhà quản lý tới những cư dân ở vùng Plaquemines Parish và nhiều nơi khác tại Louisiana cũng nhận ra còn nhiều thách thức bởi muốn thay đổi toàn bộ tập quán canh tác nuôi trồng là một điều rất khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tại miền Nam nước Mỹ nói chung và riêng tiểu bang Louisiana, ngành kinh tế thủy sản chủ yếu dựa vào kinh tế hộ gia đình do đó không thể phủ nhận, mô hình nuôi thủy sản theo cách của người Việt Nam vô cùng hiệu quả, đáng học hỏi và có thể áp dụng tại Louisiana theo từng lộ trình cụ thể.