(TSVN) – Đối với ngành thủy sản: Các vấn đề công bằng giới và bình đẳng giới, đã được đưa lên hàng đầu, trong các nỗ lực về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG).
Các tổ chức như SAGE và Tổ chức Quốc tế về Phụ nữ trong ngành thủy sản (WSI) đang nỗ lực nâng cao nhận thức rằng: Phong trào bình đẳng giới có thể giúp các doanh nghiệp thủy sản cải thiện và củng cố tính bền vững, cũng như đáp ứng về một giá trị giới của doanh nghiệp, trước những lo ngại ngày càng tăng từ thị trường hoặc các nhà đầu tư.
Các công ty thủy sản bắt đầu suy nghĩ và tham gia vào các vấn đề xung quanh sự bình đẳng. Vào thời điểm mà các thế hệ trẻ trên toàn cầu đang có lập trường mạnh mẽ chưa từng có trước sự bất bình đẳng tràn lan, các hoạt động phi đạo đức và chủ nghĩa tôn thờ tiêu dùng đang hủy hoại sinh thái, thì rõ ràng việc tiếp tục “kinh doanh như bình thường” là không bền vững, đối với sự tồn tại kinh tế lâu dài của ngành thủy sản.
Việc gia tăng sự đa dạng về giới trong một Công ty, có thể bắt đầu bằng những nỗ lực ESG của Công ty và những nỗ lực đó có xu hướng tập trung vào việc tăng sự đa dạng về giới ở các vị trí cấp C. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy: Sự đa dạng về giới không chỉ ở vấn đề ESG, mà cốt lõi là sự quan tâm đến hoạt động kinh doanh.
Một ví dụ từ thị trường lao động ở Mỹ. Do sự tham gia của lực lượng lao động nữ ngày càng tăng, dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ có thể thêm 5,87 nghìn tỷ USD vào vốn hóa thị trường toàn cầu trong 10 năm. Cứ 1% sự tăng trưởng GDP của Mỹ, chỉ số S&P 500 trả về trung bình 3,4% hàng năm. Nếu tăng thêm 0,2 điểm phần trăm GDP, sẽ thúc đẩy chỉ số S&P 500 thêm 0,7 phần trăm và có thể tăng vốn hóa thị trường của Mỹ thêm 2,87 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ.
Khi xem xét các hoạt động đánh bắt, NTTS và chế biến thủy, hải sản, vấn đề bình đẳng giới sẽ có tác động lớn hơn nữa. WSI nhận thấy rằng, ở quy mô toàn cầu, phụ nữ đại diện cho 45 – 50% tổng số lao động thủy sản. Mặc dù lao động nữ được đánh giá cao, nhưng WSI nhận thấy: Lao động nữ chiếm tỷ lệ cao ở các vị trí có tay nghề thấp, được trả lương thấp, hầu như họ vắng mặt ở đầu kia của chuỗi giá trị.
Trao quyền cho phụ nữ, chỉ là một khía cạnh của việc xây dựng sự bình đẳng giới. SAGE hy vọng sẽ giúp thiết lập một ngành công nghiệp thủy sản bao trùm hơn thông qua các sáng kiến hợp tác, thay vì chỉ nói cho ngành công nghiệp phải làm gì. Ý tưởng đó là cốt lõi trong các lĩnh vực chương trình của SAGE, cụ thể gồm các nội dung: Xây dựng cộng đồng, nâng cao năng lực, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, lồng ghép giới – tích hợp lăng kính giới, nâng cao tiêu chí và thước đo cho các nỗ lực bền vững và có trách nhiệm trong hoạt động của ngành thủy sản.
Theo đó, SAGE và WSI đang thực hiện một tập hợp các “đối thoại về chất lượng giới”, để phát triển một quy trình đảm bảo các nhà sản xuất và các bên liên quan khác trong ngành thủy sản, đều được tham gia vào việc vạch ra chiến lược phát triển, tìm các giải pháp nhằm tạo ra một ngành thủy sản có trách nhiệm cao. Mục đích là tạo ra một cộng đồng thực hành toàn diện về bình đẳng giới, đồng thời đưa ra một tập hợp các khuyến nghị và những mô hình thực tiễn tốt nhất, dựa trên kết quả học tập từ các cuộc đối thoại và nỗ lực từ các ngành nghề khác có liên quan.
Người sáng lập Tổ chức Thủy sản và Bình đẳng giới (SAGE)