T5, 23/07/2020 05:34

Thời gian không chờ đợi

Các doanh nghiệp đều biết rằng, Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ (SIMP) đặt ra một vài yêu cầu nhất định với các loại thủy sản và sản phẩm từ thủy sản quan trọng và được xếp vào nhóm đối tượng bị tổn thương nghiêm trọng trước vấn nạn khai thác trái phép và không khai báo (IUU).

13 loài thủy sản, gồm bào ngư, cá tuyết Atlantic, cua xanh Atlantic, cá heo Mahi Mahi, cá mú, cua huỳnh đế đỏ, cá tuyết cod Pacific, cá hồng, hải sâm, cá  mập, tôm, cá kiếm và cá ngừ được xác định là đối tượng thủy sản dễ bị tổn thương bởi IUU và nạn săn bắt trộm.

Ngày 31/12/2018, những quy đinh bắt buộc về thời gian thực hiện Chương trình SIMP chính thức được bắt đầu với tôm và bào ngư. Thời hạn hiệu lực với các đối tượng thủy sản còn lại đã được bắt đầu trước đó vào ngày 1/1/2018. Và quy định trong Chương trình SIMP chỉ áp dụng với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Theo đó, các hãng nhập khẩu tại Mỹ cũng phải theo dõi và nắm được toàn bộ quá trình nhập khẩu hàng hóa từ thời điểm khai thác đến khi vào thị trường Mỹ. Quy định này cũng được áp dụng đối với những mặt hàng có nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ và sau đó được tái xuất sang thị trường này.

Thời gian không còn dài nên các doanh nghiệp Việt Nam phải gấp rút làm việc với doanh nghiệp đối tác tại Mỹ để đảm bảo chắc chắn rằng phía đối tác nắm và hiểu được toàn bộ thông tin và phía doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Nếu đối tác phía Mỹ còn bất cứ thắc mắc nào về những thông tin truy xuất nguồn gốc mà doanh nghiệp Việt Nam cung cấp, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOOA) có thể sẵn sàng hỗ trợ. Nếu hàng loạt báo cáo và ghi chép chi tiết về chuỗi cung ứng sản phẩm theo quy định của Chương trình SIMP vào Mỹ của doanh nghiệp Việt Nam gặp trở ngại, các doanh nghiệp cần chủ động gửi cho NOOA để rà soát lại toàn bộ thông tin và tìm ra những kẽ hở hoặc sự thiếu xót để phục vụ việc bổ sung, chỉnh sửa kịp thời.

Việc truy xuất nguồn gốc tuy không còn xa lạ vì đã được nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và châu Âu. Thế nhưng vướng mắc chính hiện nay là làm cách nào để đồng bộ hóa và tiêu chuẩn hóa thông tin cần thiết để cung cấp cho đối tác cũng nhu cơ quan kiểm tra bên Mỹ và cách để duy trì những báo cáo đã được tiêu chuẩn hóa này xuyên suốt chuỗi cung ứng nhằm ổn định hoạt động xuất khẩu. Dù tôm của Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là tôm nuôi, không phải tôm khai thác tự nhiên nhưng việc thực hiện truy xuất nguồn gốc theo Chương trình SIMP cũng không thể làm khó được doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc thực hiện các quy định của SIMP đòi hỏi nhiều quy trình, thủ tục phức tạp hơn để phục vụ truy xuất nguồn gốc xuyên suốt chuỗi cung ứng nên rủi ro nhìn thấy ngay trước mắt là chi phí sản xuất tôm của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị đẩy lên cao hơn trước.

Celeste Leroux - Chuyên gia của NOAA

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!