T5, 23/07/2020 05:34

Thủy sản châu Á quay lại thị trường nội địa

Ngành thủy sản nuôi của châu Á hiện dường như quá coi trọng nhu cầu tiêu thụ của các thị trường phương Tây mà không chú ý đến sức tiêu thụ thủy sản đáng kinh ngạc của thị trường nội địa.

Trong khi, tại các thị trường này, những yêu cầu bắt buộc với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đều liên quan đến chứng nhận chất lượng và truy xuất nguồn gốc, thậm chí cả vấn đề an toàn của nguồn thức ăn chăn nuôi. Những mối lo ngại về biến đổi gen (GMO), thành phần thức ăn có nguồn gốc động vật như bột thịt xương, bột gia cầm… đang dựng lên vô số rào cản với các hãng xuất khẩu muốn thâm nhập vào các thị trường này. Ngoài ra, thủy sản châu Á vẫn chưa thoát khỏi “tai tiếng” sản phẩm rẻ tiền và chất lượng không đáng tin.

Theo FAO FishstatJ 2015, Myanmar sản xuất được 600.000 tấn cá nuôi; trong đó 100.000 tấn chủ yếu là cá trôi Ấn Độ được xuất khẩu sang Bangladesh. Sản lượng thủy sản nuôi của Philippines gồm 384.425 tấn cá măng và cá tra, basa, chủ yếu được tiêu thụ nội địa. Phần lớn trong tổng sản lượng 1,15 triệu tấn cá rô phi sản xuất tại Indonesia cũng được tiêu thụ nội địa. Còn tại Việt Nam, 90% cá tra, basa được chế biến xuất khẩu. Việt Nam cũng xuất khẩu hầu hết tôm thẻ chân trắng (318.302 tấn) và tôm sú (223.430 tấn). Tương tự, Thái Lan xuất khẩu 80 – 90% sản lượng tôm nuôi trong năm 2015. Thực tế, châu Á tiêu thụ một lượng lớn thủy sản, đặc biệt Trung Quốc khiến các hãng thủy sản châu Á phải quay lại thị trường khu vực trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường phương Tây ngày một trì trệ và khó khăn.

Nhu cầu tiêu thụ cá rô phi tại châu Á lại tăng cao trong những năm gần đây. Trong nửa đầu năm 2017, Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu chính của cá tra, basa Việt Nam. Từ năm 2012, Hồng Kông – Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu ròng các sản phẩm tôm của Việt Nam. Trên thế giới, Trung Quốc đang là một nước nhập khẩu ròng các sản phẩm tôm với khối lượng lên tới 1 triệu tấn. Trong khi, xuất khẩu các loại cá biển nuôi nên tập trung vào các thị trường ngách đòi hỏi sản phẩm còn tươi sống. Cá mú là đối tượng xuất khẩu chính trong nhóm này. Chưa có sản phẩm cá tươi ướp lạnh hoặc cá đông lạnh nào có thể cạnh tranh được với phân khúc thị trường cá hồi hoặc fillet cá thị trắng chất lượng cao. Thị trường châu Á, điển hình là Trung Quốc đầy tiềm năng và đòi hỏi an toàn thực phẩm cao hơn tính bền vững. Do đó, việc đảm bảo sản phẩm vừa an toàn chất lượng lại vừa đạt chuẩn bền vững sẽ là một thách thức khó vượt qua đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của châu Á. 

Anne Laurence Huillery, ASC

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!