T4, 20/01/2021 12:47

Tương lai của ngành thực phẩm đến từ đại dương

(TSVN) – Vào năm 2050, Trái đất dự đoán sẽ có gần 10 tỷ người, tức là tiêu thụ 500 tỷ kg thịt. Vậy cùng với nguồn protein sản xuất trên cạn chịu nhiều tác động của khí hậu và môi trường như hiện nay, liệu đại dương có thể cung cấp bền vững bao nhiêu protein thủy sản?

Tương lai của ngành thực phẩmCâu trả lời là đại dương có thể cung cấp bền vững 80 – 103 tỷ kg thực phẩm thủy sản, tăng 36 – 74% so sản lượng hiện tại là 59 tỷ kg. Điều quan trọng là, những con số năm 2050 không chỉ là một phép tính đơn giản về khả năng mang theo của sản xuất lương thực, mà thay vào đó phản ánh thực tế kinh tế của việc trồng và thu hoạch lương thực tại đại dương.

Tại sao lấy thức ăn từ biển thay vì từ đất liền? Việc tăng sản lượng lương thực trên đất liền rất khó khăn do tỷ lệ năng suất giảm và sự khan hiếm đất và nước ngọt nói chung. Trong tất cả các loại thực phẩm mà con người yêu cầu, protein là chất dinh dưỡng đa lượng có tác động mạnh trong sản xuất, tăng cường sản xuất protein từ biển nên là một phần của giải pháp. Hoạt động này có lượng khí thải CO2 thấp hơn nhiều và tác động đến đa dạng sinh học ít hơn. Bên cạnh đó, việc tối đa hóa hải sản bền vững sẽ giúp việc đạt được các mục tiêu về khí hậu và đa dạng sinh học năm 2050 dễ dàng hơn.

Có bốn bước chính được đưa ra để hướng tới một đại dương giàu có hơn: Cải thiện quản lý nghề cá; Thực hiện cải cách chính sách để giải quyết vấn đề NTTS; Công nghệ thức ăn tiên tiến cho NTTS; Thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng.

– Cải thiện quản lý thủy sản, sẽ tối đa hóa lượng thức ăn hoang dã sẵn có cho con người và thức ăn cho nuôi trồng cũng như đánh bắt thủy sản. Các quy định đã được cải thiện đáng kể trong vài thập kỷ qua nhưng vẫn cần tiếp tục khắc phục. Trọng tâm chính nên tập trung vào các nước đang phát triển không có năng lực quản lý và thực thi các quy định.

– Thực hiện cải cách chính sách để giải quyết vấn đề NTTS: Nhuyễn thể hai mảnh vỏ là một trong những thực phẩm có tác động thấp nhất lên hành tinh. Các quy định cần khuyến khích nhiều hơn nữa nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ và không mảnh vỏ.

– Cải tiến công nghệ thức ăn chăn nuôi là biến số lớn nhất trong sản xuất lương thực biển trong tương lai. NTTS đang bị hạn chế bởi nguồn thức ăn chủ yếu từ thủy sản hoang dã không ổn định.

– Thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng: Tính kinh tế của việc tăng nguồn cung cấp thực phẩm ở đại dương chỉ có ý nghĩa nếu con người có nhu cầu tiêu thụ nó. Theo một kịch bản nhu cầu bình thường, thực phẩm từ biển sẽ chỉ chiếm 12% mức tăng protein động vật cần thiết của hành tinh. Người dân ở các nước phát triển (những nước tiêu thụ nhiều hải sản nhất) ít quen với việc sử dụng hải sản tại nhà; hải sản có tỷ trọng tiêu thụ cao nhất tại các nhà hàng trong các loại thực phẩm.

Việc cung cấp thực phẩm cho 10 tỷ người một cách bền vững, cần phải giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo tồn tự nhiên. Xã hội cần chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng trong khi bảo vệ càng nhiều vùng hoang dã và đa dạng sinh học càng tốt. Đại dương có thể và nên đóng một vai trò quan trọng.

Giám đốc chương trình Đại dương & Thủy sản emLab

GS Christopher Costello

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!