Sản phẩm đạt các chứng nhận chất lượng bền vững luôn được ưu ái trên thị trường quốc tế; tuy nhiên các hãng xuất khẩu tại Việt Nam đều không sử dụng VietGAP bởi chứng nhận này quá mờ nhạt so những tiêu chuẩn quốc tế khác. Như vậy, mục tiêu để VietGAP được thế giới công nhận dường như quá xa vời khi nhiều công ty nhập khẩu tại nước ngoài không yêu cầu sản phẩm phải có chứng nhận này.
Minh Phú, một trong những công ty chế biến và xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam cho biết, VASEP luôn khuyến khích các doanh nghiệp thành viên và cả người nuôi cùng áp dụng quy trình sản xuất theo chuẩn VietGAP để đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên trên thực tế, không một doanh nghiệp nước ngoài nào mặn mà với các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP vì họ chỉ cần sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế như BAP, ASC hoặc GlobalGAP.
VietGAP đặt ra yêu cầu cao hơn những chứng nhận khác. Bởi vậy, doanh nghiệp Việt Nam cũng không hào hứng với chứng nhận này, nhất là với các trại nuôi tôm; trong khi chìa khóa để họ gia nhập thị trường quốc tế dễ dàng hơn sẽ là các tiêu chuẩn BAP, ASC chứ không phải VietGAP. BAP là một chứng nhận toàn cầu do Liên minh NTTS toàn cầu (GAA) cấp và có ý nghĩa quan trọng với tôm (sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam). Đó là lý do nhiều doanh nghiệp tôm tại Việt Nam sử dụng những hệ thống chứng nhận quốc tế cho toàn bộ quy trình sản xuất. Vậy có công ty xuất khẩu thủy sản nào sử dụng VietGAP hay không? Câu trả lời là có, nhưng đó là trong trường hợp phía đối tác không quan trọng sản phẩm có đạt chứng nhận hay không.
VietGAP được Bộ NN&PTNT giới thiệu cách đây 5 năm nhằm giúp ngành thủy sản Việt Nam có thể chủ động và vững bước tiến vào thị trường quốc tế. Chứng nhận này chủ yếu được áp dụng trong quy trình sản xuất cá tra, basa, tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Châu Âu, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản trọng điểm của Việt Nam, chỉ yêu cầu sản phẩm đạt chứng nhận GlobalGAP. Rõ ràng VietGAP được đưa ra nhằm tăng cường giá trị gia tăng cho các sản phẩm, và sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP cũng đảm bảo an toàn vệ sinh thế nhưng tới nay nó vẫn không được quốc tế công nhận. Chi phí để duy trì các chứng nhận quốc tế không phải là khoản tiền nhỏ đối với doanh nghiệp, do đó cả người bán và người mua thủy sản đều mong muốn sẽ có một hệ thống tiêu chuẩn tổng hợp và có thể áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm thủy sản.
Biên tập viên Seafoodsources