Viện Nghiên cứu khoa học thủy sản quốc gia tại Hàn Quốc tuyên bố đã tháo gỡ được nút thắt đầu tiên của công nghệ nuôi bạch tuộc khổng lồ Pacific. Trước đây, nuôi bạch tuộc khổng lồ Pacific từng được cho là không thể thực hiện được vì ấu trùng chỉ phát triển đến cỡ 23 mm là “rớt đáy” ở ngày nuôi thứ 99 sau khi được ấp nở.
Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương (Enteroctopus dofleini) phân bố cả ở những vùng ven biển phía Bắc Thái Bình Dương. Những con bạch tuộc khổng lồ được đánh bắt ngoài khơi phía đông bờ biển thuộc bán đảo Hàn Quốc luôn luôn phát triển đến kích cỡ 30 – 50 kg, nhưng do khai thác quá mức nên nguồn lợi đã nhanh chóng sụt giảm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, bạch tuộc khồng lồ chỉ nặng khoảng 40 gram trong suốt 1 năm sau khi ấp nở và tăng lên 1 – 2 kg trong 2 năm sau đó; và 10 – 15 kg trong 3 năm tiếp theo.
Do hầu hết ấu trùng bạch tuộc đều bị chết ở giai đoạn nuôi cuối cùng nổi trong nước trước khi sống dưới đáy, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã tập trung tìm kiếm công nghệ có thể vượt qua trở ngại ở giai đoạn nuôi cuối cùng. Một con bạch tuộc mẹ chăm sóc những quả trứng của nó suốt 6 đến 7 tháng và chết không lâu sau khi trứng nở.
Viện Nghiên cứu khoa học thủy sản quốc gia Hàn Quốc cho biết đã cải thiện hệ thống sinh sản để cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho bạch tuộc và kiểm soát được stress. Cơ quan này đã phát triển công nghệ giúp ấu trùng bạch tuộc thích nghi với cuộc sống ở đáy qua lựa chọn hơn 20 loại thức ăn khác nhau mà chúng yêu thích.