(TSVN) – Vị thế của Nga trên thị trường thương mại thủy sản toàn cầu và chiến lược tăng trưởng xuất khẩu thông qua chế biến giá trị gia tăng, đã bị đe dọa bởi cuộc xâm lược của nước này với Ukraine, dẫn đến hậu quả là đã tạo ra sự gián đoạn quy mô lớn cho ngành thủy sản của Nga.
Thị trường năng lượng và thực phẩm trên thế giới đang xáo trộn, cùng với làn sóng trừng phạt do EU, Mỹ và các quốc gia khác áp đặt nhằm vào Nga – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên và lúa mì hàng đầu, và các nút thắt trong chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra vẫn còn đó dự kiến sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ông Glenn Koepke, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn chuỗi cung ứng FourKites, cho biết cước vận chuyển đường biển có thể tăng lên 30.000 USD (26.900 EUR) mỗi container và chi phí vận tải hàng không có thể tăng cao hơn nữa.
Việc một số ngân hàng Nga bị trục xuất khỏi hệ thống của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) sẽ làm phức tạp thêm triển vọng kinh tế của Nga, gây khó cho các công ty quốc tế đang hoạt động tại đó.
Các lệnh áp đặt trừng phạt của EU và các quốc gia phương Tây lên Nga sau cuộc chiến với Ukraina tạo nên những bất ổn khó lường đối với xuất khẩu thủy sản nước này. Ảnh: Foreign Affairs
Ông Nikolai Zhuravlev, Phó diễn giả của Thượng viện Nga cho biết: “Nếu Nga bị ngắt kết nối với SWIFT, thì chúng tôi sẽ không nhận được ngoại tệ, nhưng người mua từ các nước EU cũng sẽ không nhận được hàng hóa từ nước Nga như dầu, khí đốt, kim loại và nhiều sản phẩm khác”.
Ngành công nghiệp thủy sản của Nga – phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu – sẽ phải đối mặt với một tương lai bất ổn nếu khả năng tiếp cận thị trường quốc tế bị hạn chế. Ngay cả trước khi xâm lược Ukraine, khối lượng xuất khẩu thủy sản của Nga đã giảm 11,55% trong năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1,645 triệu tấn.
Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Nga lại tăng 26% về giá trị trong năm 2021 lên 5,85 tỷ USD (5,02 tỷ EUR) do chuyển sang sản xuất các sản phẩm chế biến sâu hơn như fillet và băm nhỏ. Nhưng với tình hình như hiện nay, nhiều thị trường chính của nước này lại đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các sản phẩm của Nga.
Trong năm 2021, các sản phẩm thủy sản của Nga đã xuất khẩu sang 67 quốc gia, tăng 7 thị trường so với năm trước đó. Hàn Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Nga khi Trung Quốc hạn chế nhập khẩu do lo ngại về COVID-19. Quốc gia này chiếm 37% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Nga về khối lượng và 50% về giá trị trong năm 2021, trong khi Trung Quốc giảm xuống còn 21% thị phần xuất khẩu thủy sản của Nga về khối lượng và 18% về giá trị. Nhiều khả năng các cảng của Hàn Quốc đóng vai trò là trung tâm chuyển tiếp hải sản của Nga sang Trung Quốc. Nhưng tuyến đường thương mại này có thể sớm biến mất do ngày 28/2 vừa qua, Hàn Quốc đã tuyên bố nỗ lực hạn chế thương mại với Nga do hậu quả của cuộc chiến xâm lược Ukraine.
Hà Lan đứng thứ ba trong danh sách nhập khẩu thủy sản Nga trong năm 2021 tính theo khối lượng, tiếp theo là Nhật Bản, Belarus, Ukraine và Nigeria. Một số thị trường tăng trưởng nhanh nhất đối với thủy sản của Nga là các thị trường EU như Pháp, đã tăng mua thủy sản của Nga lên 112% theo khối lượng; Na Uy, nước nhập khẩu thủy sản của Nga nhiều hơn 100% vào năm 2021 so với năm 2020; Italy, đã 152% trong năm 2021; và Ba Lan, quốc gia này đã tăng lượng mua hải sản của Nga lên 113%. Hầu hết các thị trường này đều có khả năng ban hành các hạn chế thương mại nghiêm trọng đối với Nga sau cuộc chiến với Ukraine.
Các công ty thủy sản Nga tiếp tục thúc đẩy chế biến giá trị gia tăng nhiều hơn, tập trung vào cá minh thái, Hiệp hội đánh bắt cá minh thái (PCA) của Nga cho biết. Tháng 1/2022, sản lượng cá minh thái toàn quốc tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng cá minh thái đông lạnh giảm. Sản lượng khai thác đã tăng 2,4 lần so với năm 2021 và sản lượng bột cá tăng 55%, chủ yếu do năng lực chế biến và năng lực của đội tàu Nga được cải thiện, với 32 tàu đánh cá của Nga hiện được trang bị dây chuyền lọc.
Sự tăng trưởng về giá trị xuất khẩu cá minh thái của Nga chủ yếu đến từ xuất khẩu fillet và thịt băm đông lạnh, tăng 45%, đạt 145.000 tấn, thu về 613 triệu USD (551,7 triệu EUR). Xuất khẩu fillet cá minh thái chiếm 76.000 tấn, tăng 50% so với năm 2020 và trị giá đạt 247 triệu USD (222,3 triệu EUR), tăng 58%. Xuất khẩu fillet cá tuyết tăng 33% lên 34.200 tấn, trị giá 239,5 triệu USD (215,5 triệu EUR), tăng 36%.
Cua là phân khúc hàng đầu trong xuất khẩu thủy sản của Nga tính theo giá trị Ngay cả với khối lượng không đổi ở mức 75.000 tấn, xuất khẩu cua của Nga đạt giá trị 2,5 tỷ USD (2,3 tỷ EUR), tăng 1 tỷ USD (900 triệu EUR) so với năm 2020. Nhưng 3 trong số các thị trường chính của cua Nga – Mỹ, EU và Hàn Quốc – đang xem xét trừng phạt thêm hàng hóa Nga, và một số chính trị gia Mỹ cũng kêu gọi rõ ràng lệnh cấm đối với hải sản Nga. Trong khi đó, Trung Quốc cũng thu hẹp nhập khẩu hải sản từ Nga do những vấn đề liên quan đến đại dịch COVID-19.
Hải Phong
Theo Seafoodsource