Hỏi – Đáp Thủy sản tháng 12/2015 (P. 5)

Chưa có đánh giá về bài viết

Hỏi: Xin cho hỏi phương pháp tạo giống tôm càng xanh toàn đực? (Lê Văn Hoàn, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang)

Xem thêm Chuyên mục Hỏi – Đáp Thủy sản (Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Trả lời:

Hiện có 2 phương pháp tạo ra tôm càng xanh toàn đực, là phương pháp vi mẫu và phương pháp tiêm sợi đôi iRNA. Phương pháp vi phẫu được thực hiện khi tôm được 15 – 20 ngày tuổi, dùng dụng cụ chuyên dụng cắt tuyến đực ở chân bò thứ 5 của tôm, làm cho những con tôm này chuyển giới tính thành con cái (cái giả) và những con cái này sẽ sinh ra thế hệ con toàn đực.

Ở tôm càng xanh, sự biệt hóa của tuyến đực có liên quan gen insulin-like (gen điều khiển sự phát triển và chuyển hóa tôm con thành con đực). Do vậy, ở giai đoạn 20 ngày tiêm iRNA vào cơ thể tôm là tạo liên kết bất hoạt gen này, nên tuyến đực không thể hoạt động để tôm thành con đực mà sẽ phát triển thành con cái và chúng sẽ sinh ra thế hệ con toàn đực.

 

Hỏi: TTCT được 5 ngày tuổi, độ kiềm 75 mg/lít. Hỏi phương pháp để tăng độ kiềm? (Huỳnh Thi, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau)

Trả lời:

Trong ao nuôi TTCT, độ kiềm không được thấp hơn 80 mg/lít để đảm bảo cho tôm tăng trưởng và tỷ lệ sống cao. Khi độ kiềm thấp, pH sẽ biến động và gây stress, giảm tăng trưởng và thậm chí gây chết tôm. Độ kiềm thấp có thể do nguồn nước cấp có độ kiềm thấp hoặc có sự hiện diện của động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong ao, chúng hấp thụ muối carbonat và lọc hết tảo làm thức ăn, kết quả là làm nước trong và có độ kiềm rất thấp. Cần kiểm tra nguyên nhân để có giải pháp khắc phục, nếu ao nuôi có nhiều động vật thân mềm cần vớt hết chúng ra khỏi ao. Ngoài ra cần bón Natri bicarbonat (NaHCO3) hoặc vôi tôi Ca(OH)2 để nâng cao độ kiềm trong ao.

Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!