Hỏi đáp Thủy sản tháng 12 (P.2)

Chưa có đánh giá về bài viết

Tôi ở Vĩnh Phúc, hiện đã đào một ao (rộng 600 m2, sâu hơn 1 m nước), tôi muốn nuôi cá nước ngọt, vậy xin hỏi nên nuôi loại cá nào cho hiệu quả và địa điểm cung cấp giống? (Vũ Văn Linh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)

Trả lời:

Trước hết, anh nên tát cạn ao dùng vôi bột để tẩy dọn (10 – 12 kg/100 m2), sau đó lấy nước vào với độ sâu từ 1 m trở lên và đắp chặt cống cấp, thoát nước lại. Anh có thể thả các loại cá truyền thống như mè, trôi, trắm, chép, rô phi với tỷ lệ thả ghép mè: 30%, trôi: 25%, trắm cỏ: 20% chép: 10%, rô phi: 15%. Nên thả với mật độ 2 – 3 con/m2, hiện nay đã cuối vụ nuôi, nên mua cỡ giống lớn 20 – 30 con/kg để tránh hao hụt.

Thức ăn: Có thể sử dụng thức ăn tự chế (cám gạo, ngô + bột đậu tương + bột cá) với liều lượng ăn hàng ngày 3 – 5% trọng lượng thân và sử dụng các loại rau xanh. Mặt khác, anh cũng có thể mua cám công nghiệp (có bán ở các đại lý), đồng thời, bón phân chuồng để tăng lượng thức ăn cho cá 2 lần/tháng với liều lượng 25 – 30 kg/lần.

Giống: Có thể đến Trạm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Mê Linh, thôn Bạch Trữ, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Điện thoại: 0211 3869735.

 

·Xin hỏi chế phẩm sinh học Probiotic có chứa thành phần gì và tác dụng khi trộn vào thức ăn cho tôm, cá? (Trần Văn Cát, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)

Trả lời:

Probiotic là tập hợp các enzym có nguồn gốc vi sinh vật như amylase, proteose, lipase, cellulase, chitinase, một số vitamin thiết yếu hoặc axit amin và chất khoáng… nhằm kích thích hoạt tính ban đầu của vi sinh vật của chế phẩm và xúc tác cho sự hoạt động của enzym. Các vi sinh vật được lựa chọn làm Probiotic phải có khả năng bám dính niêm mạc đường tiêu hóa và các mô khác của cơ thể tôm cá, cạnh tranh vị trí bám với các vi sinh vật gây bệnh, không cho chúng tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan của cơ thể. Đồng thời, còn có khả năng sinh các chất ức chế, ngăn cản sự sinh trưởng mạnh mẽ của các vi sinh vật gây bệnh. Các chất này gồm nhiều loại có thể tác động đơn lẻ phối hợp với nhau, bao gồm các chất kháng sinh, bacteriocin, siderophore, lysozym, protease, hydroperoxit… có khả năng sinh trưởng nhanh, cạnh tranh thức ăn, năng lượng với các vi sinh vật có hại. Tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường đáp ứng miễn dịch tự nhiên ở tôm và tạo thành kháng thể ở cá.

Ban KHKT

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!