Hỏi – Đáp Thủy sản tháng 4/2015 (P. 3)

Chưa có đánh giá về bài viết

Hỏi: Xin hỏi nguyên nhân và phương pháp ngăn ngừa bệnh phân trắng ở TTCT? Trần Hoài Phúc (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)

Xem thêm Chuyên mục Hỏi – Đáp Thủy sản (Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Trả lời

Bệnh phân trắng là bệnh thường gặp khi nuôi TTCT trong giai đoạn 40 – 70 ngày nuôi, đặc biệt trong mùa nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nước ao nuôi bị ô nhiễm, nuôi với mật độ cao và ao nuôi không được cải tạo cẩn thận trước khi thả nuôi. Có thể tôm bị nhiễm độc vì ăn phải tảo độc hay thức ăn kém chất lượng phá hủy gan tụy, đường ruột của tôm hoặc có thể tôm bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Để phòng bệnh phân trắng, trước khi thả cần phải chuẩn bị kỹ ao nuôi. Nước trước khi cấp vào ao nuôi cần được xử lý để diệt hết vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng thức ăn nuôi tôm có chất lượng và bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cho tôm ăn vừa đủ, không cho ăn thừa. Trong suốt quá trình nuôi, duy trì quạt nước sao cho hàm lượng ôxy hòa tan ở mức thấp nhất, đạt 3,5 – 4 mg/lít.

 

Hỏi: TTCT được 65 ngày có hiện tượng bỏ ăn, một số con bị mềm vỏ. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? Thiên An (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu)

Trả lời

Tôm được 65 ngày tuổi, môi trường ô nhiễm, nền đáy đã tích lũy một lượng lớn chất thải, ảnh hưởng đến đường ruột tôm nuôi dẫn đến hiện tượng tôm bỏ ăn. Một số con mềm vỏ là do tôm không sử dụng được thức ăn hoặc chuyển hóa thức ăn không tốt. Quan sát thấy trong ruột tôm không có thức ăn.

Để khắc phục hiện tượng này, cần kiểm soát chặt lượng thức ăn, kết hợp quản lý môi trường, nhất là nền đáy, tăng cường bổ sung ôxy. Có thể cho tôm ăn thiếu một ít nhưng tuyệt đối không để thừa. Thay nước kết hợp xử lý nền đáy bằng biện pháp hút bùn hoặc xi phông đáy. Bổ sung một số vi lượng và thức ăn để tăng cường kích thích tôm tiêu hóa, ổn định đường ruột. 

Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!