(TSVN) – Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân trồng rong biển và các nhà chế biến tại Indonesia khi nhu cầu nguyên liệu, giá giảm.
Mặc dù là quốc gia có tiềm năng trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và xuất khẩu rong biển lớn nhất thế giới với hơn 17.000 hòn đảo nằm trải dài từ Đông sang Tây trên Thái Bình Dương, song Indonesia vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Nước này chủ yếu vẫn xuất khẩu rong biển dưới dạng sản phẩm thô hay sơ chế.
Rong được nuôi trồng ở vùng bờ biển và nhiều đảo của Indonesia như: Nusa Tenggara, Nam Sulawesi, Trung Sulawesi, Bali và Đông Nam Sulawesi… Sản xuất nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến nghề sản xuất rong nho của nước này.
Rong biển Cottonii xuất khẩu chủ yếu, được sử dụng để sản xuất carrageenan (một chất phụ gia dùng để làm đặc, nhũ hóa và bảo quản thực phẩm và đồ uống), nay giá đã giảm gần 50% kể từ khi thương mại với Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn nhất, bị gián đoạn kể từ tháng 2/2020.
Tác động của dịch bệnh đối với ngành công nghiệp chế biến rong biển của Indonesia thay đổi tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và loại sản phẩm họ bán. Giáo sư Jana Anggadosystemja, chuyên gia về rong biển quốc gia GQSP, cho biết nhiều nhà chế biến carrageenan đã ngừng hoạt động kể từ cuối tháng 3 do nhu cầu từ thị trường trong và ngoài nước giảm mạnh. Các hộ sản xuất nhỏ lẻ chủ yếu là sản xuất thực phẩm và đồ uống làm từ rong biển, nếu cầm cự được doanh thu cũng sụt giảm nghiêm trọng. Trong khi các nhà chế biến thạch lớn vẫn có thể duy trì hoạt động ba ca, miễn là có nguyên liệu thô.
Một số hình ảnh nuôi trồng rong biển trên đảo Lembongan, Indonesia của Jonathan Look: