Khắc phục bất cập trong quy hoạch nuôi thủy sản

Chưa có đánh giá về bài viết

Các đối tượng chủ lực được sản xuất công nghiệp theo hướng tập trung và được áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế thì việc khắc phục những bất cập trong quy hoạch thủy sản sẽ giúp ngành thủy sản phát triển bền vững.

Mục tiêu

Mục tiêu của quy hoạch nuôi thủy sản tới năm 2020 là diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) đạt 1,2 triệu ha. Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) 149.740 ha; Trung du miền núi phía Bắc 52.540 ha; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 113.390 ha; Tây Nguyên 25.660 ha; Đông Nam bộ 53.210 ha; ĐBSCL 805.460 ha. Diện tích nuôi công nghiệp các đối tượng chủ lực chiếm 190.000 ha: tôm sú 80.000 ha, tôm thẻ chân trắng 60.000 ha, cá tra 10.000 ha, nhuyễn thể 40.000 ha.

Quy hoạch phát triển NTTS toàn quốc đến năm 2020 tập trung vào sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, nhuyễn thể) có thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển đa dạng đối tượng, loại hình nuôi; nhằm khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên từng vùng để đảm bảo sản xuất hiệu quả, bền vững.

Phát triển sản xuất giống: hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, cung ứng giống thủy sản từ Trung ương đến các địa phương. Đến năm 2015: cung cấp 100% giống thủy sản cho nhu cầu nuôi; 70% giống các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, rô phi, nhuyễn thể) là giống sạch bệnh. Phấn đấu đến năm 2020: 100% giống các đối tượng nuôi chủ lực là giống chất lượng cao, sạch bệnh.

Về sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và vật tư thiết bị phục vụ NTTS: phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, vật tư thiết bị phục vụ nuôi thủy sản, gắn kết với xây dựng các vùng nuôi thủy sản nguyên liệu, đồng thời đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, giá hợp lý.

Đào ao nuôi tôm ở Bạc Liêu – Ảnh: Trần Út

Về tổ chức lại sản xuất: tổ chức tốt việc thực hiện quy hoạch NTTS đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi đồng bộ, gắn với xây dựng tổ chức, quản lý của các mô hình kinh tế hợp tác, quản lý cộng đồng và thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới…

 

Giải pháp

Giải pháp đặt ra đầu tiên là phải rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch vùng và một số đối tượng nuôi chủ lực nhằm sử dụng có hiệu quả các loại hình đất, mặt nước NTTS. Trong đó, chú trọng quy hoạch chuyển đổi từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh ở vùng bán đảo Cà Mau; nuôi công nghiệp ở các vùng ven biển, vùng đất cát, vùng châu thổ sông Hồng và ĐBSCL; quy hoạch các đối tượng nuôi chủ lực: cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, rô phi, các loài cá bản địa có giá trị kinh tế, các loài rong biển, vi tảo và quy hoạch các vùng sản xuất giống tập trung.

Về khoa học công nghệ và công tác khuyến ngư, nghiên cứu xây dựng và áp dụng công nghệ cao về nuôi trồng các đối tượng chủ lực, các đối tượng bản địa có giá trị kinh tế; xử lý môi trường, dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng.

Về tăng cường công tác quản lý nhà nước, rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực NTTS, từng bước đưa các cơ sở nuôi, sản xuất giống tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.

>> Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, làng cá bè trên tuyến sông Cái sẽ là một trong những điểm nhấn trong tuyến du lịch sinh thái sông Đồng Nai; làng cá bè thuộc phường Long Bình Tân có 77 hộ với 77 bè đủ tiêu chuẩn được bốc thăm vị trí nuôi quanh xã Hiệp Hòa.  

Trần Ngọc Thọ

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!