Hiện nay trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, dọc theo sông Đà, nhiều hộ gia đình tận dụng diện tích mặt nước trong thời gian những tháng nước dâng cao, đã đầu tư thuyền, lưới để đánh bắt thủy sản để nâng cao thu nhập.
Ba má không chọn nghề cá khi cho Lê Văn Sang đi học ngành du lịch. Nhưng có lẽ do cái nghiệp, anh cử nhân trẻ theo cha đi biển chơi (năm 2010) rồi không bỏ được biển. Chỉ khác ông và cha, Lê Văn Sang ra biển với cách nhìn của một doanh nhân.
Để tàu vươn khơi xa, đi hành nghề an toàn, không phải gọi tàu cứu nạn, ngư dân cửa biển Kỳ Hà (tỉnh Quảng Nam) áp dụng giải pháp lắp 2 – 3 chân vịt cho tàu cá. Thuyền trưởng Võ Văn Thảo (huyện Núi Thành) cho biết, “quăng lưới thì sẽ chạy chân giữa, bình thường thì chạy chân 2 bên”.
Ốc cừ, một đặc sản mà nhiều du khách khi đến đảo Lý Sơn đều muốn thưởng thức qua một lần. Song, không nhiều người biết rằng, đằng sau những con ốc kia là cả một cuộc mưu sinh lắm gian nan, thậm chí là đánh đổi mạng sống của những người làm nghề lặn bắt ốc cừ.
Diễn biến mực nước lũ năm nay tương đối phức tạp, thời điểm tháng 7 nước lũ lên cao hơn so với cùng kỳ trên 60 cm rồi bất ngờ xuống thấp, khiến nhiều người dân mưu sinh trên đồng nước nổi bị thất thu.
Chỉ với những chiếc lừ giản đơn nhấn chìm dưới đáy biển để “bẫy” mực lá, ngư dân xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã có thể thu được từ hàng trăm nghìn đến vài triệu đồng mỗi ngày mà chẳng tốn nhiều công sức…
Lần đầu tiên trong năm nay, cá ngừ đại dương do ngư dân khai thác, đưa về cảng được thu mua với giá 110.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với các tháng trước. Giá tăng – bà con ngư dân rất đỗi vui mừng. Tuy nhiên, nỗi lo bám biển của người ngư dân thì vẫn còn đó; bởi lẽ sản lượng cá ngừ đánh bắt ở thời điểm này được nhận định là thấp nhất từ trước đến nay.
Đan lọp tép là nghề truyền thống lâu đời của xã Hòa Long, huyện Lai Vung. Hiện nghề này đã tạo việc làm cho hơn 300 hộ dân. Mỗi năm, làng nghề sản xuất hơn 600.000 ngàn sản phẩm, tiêu thụ tại các thị trường khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Đông Nam bộ.
Từ nay đến năm 2016, ngư dân Quảng Ngãi sẽ được hỗ trợ đóng 117 tàu vỏ thép và vật liệu mới để bám ngư trường truyền thống Trường Sa, Hoàng Sa.
Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là thị trấn ven biển, người dân đa phần sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản. Việc mở rộng khai thác kéo theo nhu cầu về nhân công vá lưới có tay nghề ngày càng tăng. Đặc biệt là những chị em có tính cẩn thận, khéo léo, chăm chỉ luôn được chủ tin cậy và thuê với giá cao. Xuất phát từ nhu cầu đó, đã có nhiều tổ phụ nữ vá lưới được thành lập, tiêu biểu ở địa bàn khóm 2, thị trấn Sông Đốc.