Nhằm phục vụ tốt công tác thông tin liên lạc giữa chủ tàu với các trạm bờ, Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Bình Định đã đầu tư hơn 500 triệu đồng để mua thiết bị thông tin liên lạc, đặt thêm một trạm bờ tại xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) và nghiên cứu lắp đặt thêm một trạm tại cửa biển Đề Gi (huyện Phù Cát).
Mặc dù hoạt động đánh bắt hải sản trên biển ngày càng gặp khó khăn do luồng cảng bị bồi lấp và gặp nhiều tàu cá nước ngoài cản trở quấy phá; nhưng ngư dân Ngô Đức Xuyên (56 tuổi, ở thôn An Dương, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) vẫn quyết tâm bám biển để làm giàu và “nuôi chữ” cho con. Với ông, được góp sức để bảo vệ, giữ gìn lãnh hải của Tổ quốc là một nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng…
Hằng ngày cứ khoảng 3 – 4 giờ sáng, họ lại dạt về cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng) mưu sinh bằng đôi quang gánh và hai thùng nhỏ được cắt ra từ những chiếc can. Đó là những người gánh nước biển thuê cho những người thu mua rửa cá.
Từ đầu năm đến nay, ngư dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã tích cực ra khơi đánh bắt vụ cá nam. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, ngư trường có xu hướng bị thu hẹp nên việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Trước năm 2003 – giai đoạn Luật Hợp tác xã bắt đầu đi sâu vào cuộc sống, toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 24 HTX thủy sản hoạt động hiệu quả, đặc biệt là các HTX về đánh bắt thủy hải sản xa bờ. Các HTX này đã góp phần tạo việc làm cho ngư dân, đồng thời tạo nguồn thu nhập bền vững với hình thức phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện sản xuất địa phương.
Những ngày đầu năm, nhờ vào thời tiết “mưa thuận, gió hòa” nên ngư dân các phường Quỳnh Dị, Quỳnh Phương của thị xã Hoàng Mai ra khơi trúng đậm, đặc biệt là bội thu cá trỏng.
Thời tiết giá rét đợt Tết vừa qua làm cho bà con diêm dân ở 2 huyện ven biển là Ba Tri, Bình Đại gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến thời điểm này, hầu hết bà con mới chỉ thu hoạch những mẻ muối đầu tiên, trong khi những năm trước, chưa Tết, bà con đã có muối để bán.
Từ đầu tháng 2/2014 đến nay, ngư dân Bình Thuận đã đánh bắt được mùa cá cơm bội thu. Sau mỗi chuyến đi biển, thuyền khai thác ít nhất cũng được 2-3 tấn cá, thuyền nhiều hơn lên đến cả chục tấn.
Những ngày giữa tháng Giêng, trong khi các ngành nghề khác tranh thủ vào vụ sản xuất mới thì những người nuôi tôm ở xã Tịnh Khê (Sơn Tịnh) bước vào vụ thu hoạch. Một khí thế phấn khởi, tôm được mùa, được giá đầu năm khiến hàng chục hộ nuôi tôm ở đây phấn khởi. Phong trào nuôi tôm ở khu vực này đang được phục hồi theo cách nuôi mới, mang lại hiệu quả cao, ít rủi ro.
Con nước tháng Giêng, ngư dân đánh lưới trên sông Hậu khu vực vàm Chắc Cà Đao (Châu Thành) trúng đậm mùa cá đồng.