Hiếm có khi nào mà các cơn bão lại hình thành liên tiếp trên biển Đông, gây ảnh hưởng trên vùng biển của nước ta nhiều như trong thời gian vừa qua. Sau những cơn “bão” giá xăng dầu khiến cho chi phí mỗi chuyến ra khơi đẩy lên cao, thì những cơn bão do thiên tai gây ra đã khiến không ít tàu, thuyền của ngư dân phải lao đao.
Sáng 12/11, phóng viên NTNN đã đến cảng Cái Rồng, Vân Đồn. Chỉ 30 giờ trước, vùng biển này là nơi kinh hoàng với mọi người bởi cơn bão số 14 đổ vào với mưa lớn và gió giật cấp 13 tàn phá.
Bất kể ngày hay đêm, hễ con nước lên là trên những đoạn kênh rạch nước đen ngòm, rác nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối,…lại thấp thoáng những bóng người lặn ngụp để vớt trùn chỉ (hay còn gọi là giun nước). Vì mưu sinh, nên cả năm họ phải “bán mặt cho nước, bán lưng cho trời” trên những đoạn sông, rạch như thế.
Trước đây, vào mùa biển động, những phụ nữ miền biển thường phải đi vay mượn, thậm chí vay nóng để trang trải cuộc sống gia đình vì chồng con không thể ra khơi. Song giờ đây, chị em đã có thể chọn nhiều nghề làm sinh kế cho gia đình trong giai đoạn tàu nằm bờ…
Ở các làng chài trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), có những người phụ nữ ngày ngày tần tảo cần cù, chịu thương chịu khó mưu sinh trên những con sóng dữ…Hơn 40 tuổi, với bàn tay thô ráp cùng khuôn mặt sạm đen vì nắng và gió biển, chị Ngô Thị Phi (thôn Đông, xã An Vĩnh) có thâm niên hơn chục năm cùng chồng bám biển mưu sinh.
Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Bình Định cho biết, tổng số tàu thuyền của ngư dân Bình Định di chuyển đánh bắt trên các ngư trường hiện nay là 7.345 tàu/42.268 người, trong đó có 2.748 tàu cá đang hoạt động khai thác thủy sản ở các vùng biển xa.
Chiều 2/11, hàng chục tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Lý Sơn đang hoạt động tại ngư trường Hoàng Sa đồng loạt chạy về cập đảo để tránh trú bão số 12 đang tiến vào đất liền.
Chị Nguyễn Thị Mai Hường, phường Thanh Hải (TP Phan Thiết, Bình Thuận) thoát nghèo nhờ nghề chế biến cá cơm cũng như tạo việc làm cho nhiều lao động.
Sau 2 trận bão số 10 và 11, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình có tổng thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng, trong đó riêng thiệt hại về tàu thuyền của ngư dân là 20 tỷ đồng.
Bão số 11 đi qua cũng là lúc người dân Đà Nẵng tất bật lo toan cuộc sống thường ngày. Dọc tuyến Hoàng Sa – Trường Sa, đoạn từ Công viên Biển Đông ra bán đảo Sơn Trà, hàng trăm quán xá, nhà dân bị bão thổi bay tốc mái; cát, đá, sỏi tràn kín mặt đường. Hai bên đường, hàng chục chiếc thuyền, thúng bị bão đánh bật lên nằm ngổn ngang, có chiếc lật úp, chiếc nằm nghiêng, chiếc không còn đuôi thuyền… Người dân tất bật sửa sang lại mọi thứ vừa bị bão tàn phá.