Với những ngư dân đầu sóng ngọn gió của xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu, Nghệ An), việc ra khơi lấy may đầu xuân năm mới đã thành thông lệ. Sau gần chục ngày lênh đênh trên biển, thành quả mang về là những khoang cá nặng trĩu. Những ngày này tấp nập kẻ bán, người mua, ai nấy đều rạng rỡ nụ cười trên môi.
Với chi phí đầu tư nuôi trồng thấp, hiệu quả kinh tế lại cao, nghề trồng rong sụn đã và đang mở ra một hướng mới trong việc chuyển đổi đối tượng nuôi trồng thủy sản ở Ninh Thuận, giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Khu bảo vệ thủy sản (BVTS) Cồn Chìm (Vinh Phú) thành lập thí điểm cuối năm 2009, được bà con ngư dân hưởng ứng và đồng thuận cao. Đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế thành lập 10 khu BVTS giúp tôm, cá có nơi trú ẩn và tạo nguồn thức ăn cho tôm, cá ở đầm phá.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, thời gian qua ngành đã chú trọng đến công tác tuyên truyền vận động và hỗ trợ ngư dân trong việc thành lập tổ, đội hợp tác và tổ đoàn kết sản xuất trên biển.
Khai thác xa bờ sẽ tránh tình trạng tận diệt thủy sản, tuy nhiên, việc đóng tàu với công suất lớn và những rủi ro khi vươn khơi đòi hỏi sự đầu tư lớn, việc mà những ngư dân nhỏ lẻ khó làm được.
Bình Đại hiện có gần 1.100 tàu khai thác, đánh bắt thủy sản với tổng công suất trên 343.000 CV; trong đó có hơn 500 tàu đánh bắt xa bờ, tổng công suất trên 327.000 CV.
Một số địa phương có thế mạnh về biển, nhưng số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ giảm dần, chưa kích thích ngư dân đầu tư phương tiện mới, trong khi đó, nhiều chủ tàu đang gặp khó khăn trong tìm kiếm lao động.
Cứ đến tháng 11 âm lịch, khi trời trở gió mùa đông bắc là nghề đánh bắt cá ngừ đại dương bắt đầu bước vào chính vụ, vì mùa này cá xuất hiện nhiều.
Nếu như lâu nay, bảo hiểm đối với ô tô, xe máy cũng như các phương tiện vận tải đường bộ khác đều đã áp dụng chính sách bảo hiểm bắt buộc thì bảo hiểm trên lĩnh vực nghề cá đang bị xem nhẹ. Ngư dân không mấy mặn mà dù cho những rủi ro trên biển thường xuyên xảy ra…
Những ngày đầu tháng 1 đến nay, bà con ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế) trúng đậm mùa ruốc. Sau mỗi ngày ra khơi, trung bình mỗi tàu khai thác trên 3 tạ ruốc.