Khai thác thủy sản trên biển mùa mưa bão luôn phải đối phó nhiều nguy cơ, đe dọa trực tiếp sinh mạng và tài sản của ngư dân. Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định triển khai khá bài bản các phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB – TKCN) trên biển năm 2013.
Là huyện đảo tiền tiêu, nên Phú Quý luôn “nhạy cảm” với các hiện tượng thời tiết cực đoan trên biển. Để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn luôn được địa phương ưu tiên chú trọng.
Vụ cá nam năm 2013, ngư dân tỉnh Thanh Hóa đã khai thác được 42.509 tấn thủy sản, bằng 103% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 40.843 tấn, khai thác nội địa đạt 1.666 tấn.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, thời tiết những tháng đầu năm 2013 tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản nhưng do tình trạng khai thác quá mức và kéo dài nên sản lượng thủy sản đánh bắt giảm đáng kể. Bên cạnh đó, giá xăng dầu liên tục biến động theo chiều hướng tăng, đẩy chi phí chuyến đi biển tăng cao nên hầu hết các đội tàu đánh cá đều không có lãi.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy ra một số vụ cháy tàu cá. Mới đây nhất, vụ cháy tàu QNa 91685 TS ở Núi Thành tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động về công tác phòng chống cháy nổ đối với các tàu khai thác hải sản.
Ngư dân vùng biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) vừa có chuyến biển trúng lớn. Cả ngàn tàu cá cập bến mang theo đầy ắp tôm, cá, mực… Trong số đó, trúng nhất là tàu hành nghề lưới, cào đánh bắt cá cơm…
Triển khai quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích, hỗ trợ tàu cá khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, tỉnh Bình Định đã thực hiện khá tốt việc hỗ trợ cho ngư dân.
Ở Quảng Ngãi, các cửa biển Sa Huỳnh, Mỹ Á, Cổ Lũy bị bồi lấp nặng, nên các tàu cá của Quảng Ngãi lại nối đuôi nhau ra Đà Nẵng. “Ngoài ni không có đội tàu Quảng Ngãi thì chợ, quán biết buôn bán cái chi” – một chủ nậu ở bến cá Thọ Quang – Đà Nẵng cho biết.
Hiện nay tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã hình thành nhiều cơ sở chuyên cung cấp đá lạnh, xăng dầu, thực phẩm… cho đội tàu thuyền của địa phương và các tỉnh bạn khi ra vào cảng Cửa Việt để có thể vươn khơi bám biển dài ngày đánh bắt hải sản.
Cũng như nhiều ngư dân khác của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, anh Lê Quý Trọng, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tiến Tới đang tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, trời yên biển lặng để ra khơi. Là ngư dân hoạt động kiêm nghề, trong những chuyến khai thác đầu tiên của vụ cá Bắc năm nay, tàu của anh chủ yếu là khai thác bằng nghề lồng bẫy. Đối tượng khai thác chính của nghề lồng bẫy là ghẹ, cua, ốc hương, mực, tôm, bạch tuộc…