Để đảm bảo việc quản lý tàu cá tuân thủ đúng pháp luật và chuẩn bị đón đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu nhằm gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” IUU, các địa phương đang tích cực hoàn tất thủ tục đăng ký cho tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép).
(TSVN) – Thời tiết những ngày đầu tháng 9 không thuận lợi do ảnh hưởng của bão số 3, khiến số ngày hoạt động trên biển giảm, ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản khai thác biển của Đà Nẵng so với các tháng trước.
Ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá mất kết nối VMS khi đang hoạt động trên biển là 1 trong 4 nhóm khuyến nghị Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu để được xem xét gỡ “thẻ vàng” thủy sản. Từ sau đợt thanh tra lần thứ 4 (tháng 10/2023) đến nay, tình trạng tàu cá từ 15 m trở lên mất kết nối trên biển tiếp tục diễn biến phức tạp, tuy nhiên việc xử phạt vẫn còn hạn chế.
Để ngăn chặn hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), BĐBP tỉnh đã triển khai nhiều đợt cao điểm, xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm.
Đã 7 năm kể từ khi Ủy ban Châu Âu (EC) có cảnh báo “Thẻ vàng” đối với hải sản xuất khẩu từ Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp mạnh để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Nhằm góp phần cùng cả nước tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng” tại đợt thanh tra lần thứ 5 của EC (trong tháng 10 này), lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác chống khai thác IUU của địa phương mình.
Là một trong những địa phương trọng điểm nghề cá của tỉnh khi có đội tàu hùng hậu gần 3.000 chiếc, thời gian qua, UBND huyện Tuy Phong đã nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai công tác phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Nhờ đó, đến nay toàn huyện không để xảy ra tình trạng tàu cá đánh bắt hải sản bất hợp pháp vùng biển nước ngoài.
Ngày 26/9, tại UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng phối hợp Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 và UBND huyện Trần Đề tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam và phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định (IUU) cho ngư dân tham gia khai thác hải sản trên biển, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tham dự có: Đại tá Trịnh Ngọc Thắng – Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4; Hồ Quang Đại – Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng); Lư Tấn Hòa – Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy sản Sóc Trăng.
Quyết tâm không để phát sinh thêm trường hợp khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), huyện Phù Mỹ tăng cường triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, vận động ngư dân địa phương đang sinh sống ở các tỉnh, thành khác.
Tính đến tháng 9/2024, huyện Hậu Lộc có 555 tàu cá, trong đó có 206 phương tiện khai thác xa bờ được ứng dụng kỹ thuật tiên tiến như máy dò cá, máy định vị khai thác xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Toàn huyện có gần 3.000 lao động tham gia khai thác thủy sản trên biển.
Trong nỗ lực chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), TP. Phan Thiết đang tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ hoàn thành đăng ký, đăng kiểm, cấp phép đối với các tàu cá “3 không” (không đăng ký, hết hạn hoặc không có đăng kiểm, chưa có giấy phép khai thác thủy sản) và ngăn chặn tàu cá có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài .