Theo thống kê của UBND TP. Nha Trang, tính đến hết tháng 9-2020, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng trên địa bàn đạt 50.695 tấn.
Nhằm nâng cao năng lực trong quản lý, kiểm soát hoạt động nghề cá, thời gian qua các ngành liên quan, địa phương ven biển của tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện việc đánh dấu tàu cá theo quy định của Luật Thủy sản 2017. Việc đánh dấu tàu cá theo quy định giúp các lực lượng chức năng liên quan dễ dàng nhận diện tàu cá khi đang hoạt động trên biển. Tuy nhiên, quá trình triển khai đánh dấu tàu cá gặp phải vướng mắc khi có khoảng 150 tàu cá trên địa bàn tỉnh có chiều dài trên 15m, nhưng công suất máy chính chỉ dưới 90 CV… Nhóm tàu cá này chưa thể thực hiện việc đánh dấu tàu cá bởi chưa được cấp giấy phép khai thác thủy sản.
Sau gần 3 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy, hải sản Việt Nam, lực lượng BĐBP, Hải quân, Cảnh sát Biển… đóng chân trên địa bàn tỉnh đã đồng hành cùng ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương. Qua đó, triển khai nhiều giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), góp phần nâng cao ý thức của ngư dân trong khai thác đánh bắt hải sản.
Bộ NN&PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh.
(TSVN) – Kinh tế biển xanh thúc đẩy phát triển kinh tế biển bền vững dựa trên tăng cường đầu tư vào duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự nhiên biển, các dịch vụ hệ sinh thái biển, ven biển và đảo. Đây cũng là luận điểm cơ bản của Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược biển 2030).
Gần 28 năm gắn bó với nghề biển, anh Nguyễn Thanh Hoàng (41 tuổi) ở Khu phố 6, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh làm đủ nghề từ rê khơi, lưới vây, chụp mực, câu vàng…, nhưng chính nghề đặt bóng mực lá (hay có tên gọi khác là lừ bóng) đã mang lại cho gia đình anh cuộc sống ổn định, khá giả. “Chỉ việc thả những chiếc lừ bóng xuống lòng biển sâu để dẫn dụ mực lá vào đẻ trứng, thế là có thu nhập…”, anh Hoàng chia sẻ về nghề đặt “bóng mực”.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 9, nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi, các chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản được triển khai kịp thời nên ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển sản xuất.
(TSVN) – Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quyết định điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các khu kinh tế (KKT) ven biển của Việt Nam đến năm 2020.
(TSVN) – Sáng 24/9, tại TP Nha Trang, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển.
(TSVN) – Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khẳng định, nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản là một trong 6 chủ trương lớn trong phát triển kinh tế biển. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của ngành thủy sản vì một quốc gia giàu từ biển và một nghề cá bền vững.