UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành văn bản số 359/UBND-KT về triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy trong việc khai thác hải sản xa bờ.
Ngày xuân ở trên đảo Lý Sơn, quê hương Hải đội Hoàng Sa, những lá cờ ngũ sắc tung bay phần phật, thấp thoáng những mái đình nghi ngút khói hương và nếu lắng nghe thì sẽ thấm được lời nguyện cầu cho chủ quyền biển đảo.
Hiện nay tàu cá BĐ 95786 TS đang đưa 2 người nước ngoài vào bờ, dự kiến trong ngày 16/1, sẽ về đến Tam Quan (huyện Hoài Nhơn).
Theo quy định tại Thông tư số 118/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản; từ ngày 15/1/2019, lệ phí cấp mới giấy phép khai thác thủy sản là 40.000 đồng/lần; trường hợp gia hạn hoặc cấp lại sẽ là 20.000 đồng. Tổ chức thu lệ phí nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Ngành chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương cùng ngư dân đã và đang triển khai nhiều biện pháp phát huy giá trị nhãn hiệu độc quyền sản phẩm “cá ngừ đại dương Bình Ðịnh”, nhằm nâng cao giá trị gia tăng, đưa loại sản phẩm quan trọng này lên đẳng cấp mới.
Hai nhóm đại diện cho lợi ích của các quốc đảo Thái Bình Dương mong muốn Hội đồng Liên hợp quốc quy định việc khai thác tại khu vực này để áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu đối với các đội tàu.
Mỗi chiếc tàu đánh cá chuẩn bị ra khơi đều phải bỏ ra mấy trăm triệu đồng mua sắm phí tổn: dầu, nước đá, lương thực… Khi tàu quay về cập cảng có hàng chục tấn hải sản bán ra. Các chủ kinh doanh, từ ông bán dầu đến bà bán rau ở chợ thường xuyên hỏi han, chiều chuộng, chăm sóc, có thái độ “cung phụng” tốt nhất. Đó gọi là “dịch vụ hậu cần nghề cá”.
Năm 2018, tổng sản lượng khai thác thủy sản vụ cá Nam đạt gần 2 triệu tấn, tăng so cùng kỳ năm 2017. Toàn ngành nỗ lực khắc phục những tồn tại để chuẩn bị tốt cho vụ cá Bắc 2018 – 2019; đồng thời tìm giải pháp để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Mỗi chiếc tàu đánh cá chuẩn bị ra khơi đều phải bỏ ra mấy trăm triệu đồng mua sắm phí tổn: dầu, nước đá, lương thực… Khi tàu quay về cập cảng có hàng chục tấn hải sản bán ra. Các chủ kinh doanh, từ ông bán dầu đến bà bán rau ở chợ thường xuyên hỏi han, chiều chuộng, chăm sóc, có thái độ “cung phụng” tốt nhất. Đó gọi là “dịch vụ hậu cần nghề cá”.
Theo Sở NN&PTNT Quảng Trị, trong năm 2018, sản xuất thủy sản được phục hồi và phát triển. Ước sản lượng thủy sản cả năm đạt 32.590 tấn; trong đó: khai thác 24.192 tấn, nuôi trồng 8.395 tấn.