Sau khi kết thúc chuyến làm việc tại Việt Nam (từ ngày 16 – 24/5) để kiểm tra tình hình triển khai thực hiện 9 khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); Đoàn Thanh tra EC cho rằng, việc chống khai thác IUU cần được Việt Nam hành động cụ thể, tích cực, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Kể từ ngày được các lực lượng chức năng tuyên truyền về các quy định bắt buộc khi hoạt động đánh bắt hải sản trên biển, các ngư dân tại xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An luôn chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết, bảo đảm cho chuyến biển an toàn và thắng lợi.
Quảng Ngãi có đường bờ biển dài khoảng 130 km, gắn với ngư trường khai thác lớn, thời gian qua, tỉnh đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đắc lực cho ngư dân nhằm tạo thêm động lực giúp họ vươn khơi khai thác hiệu quả, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Hiện nay, hàng trăm phương tiện thủy nội địa đang chở khách đi các đảo thuộc vịnh Nha Trang đang trong tình trạng thiếu thuyền viên, bố trí người điều khiển, thợ máy có bằng cấp chuyên môn chưa phù hợp…
Từ khoảng 10/5 âm lịch, các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Thừa Thiên – Huế về cảng đều đầy ắp khoang, hầu hết là cá nục.
Đến nay, ngư dân Bình Định đã có 48 tàu cá vỏ thép được đóng mới theo NĐ 67, ngoài 19 chiếc sau khi đóng bị hư hỏng phải mất thời gian dài sửa chữa lại mới hoạt động được, số còn lại từ khi tàu xuất xưởng đến nay liên tục vươn khơi bám biển, ăn nên làm ra.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, thời tiết thuận lợi nên sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đều tăng cao. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 4.132 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong triển khai các chính sách bảo hiểm và duy tu, sửa chữa định kỳ tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 đang được các ngành chức năng của tỉnh khẩn trương vào cuộc, tháo gỡ tạo ổn định, giúp ngư dân yên tâm sản xuất trên các vùng biển xa của Tổ quốc.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa quyết định phân bổ hơn 16 tỷ đồng để thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa thuộc huyện Phú Vang, Phú Lộc, TP. Huế và thị xã Hương Trà.
Trong tình hình thị trường xuất khẩu gặp nhiều trở ngại về rào cản thương mại như hiện nay, MSC là một “cứu cánh” giúp cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam cơ hội thâm nhập và mở rộng vào các thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Nghề khai thác cá ngừ đại dương và cá ngừ vằn của Việt Nam cũng đang hướng tới chứng nhận này, để đảm bảo phát triển bền vững.