Vào lúc 8 giờ 15 phút, ngày 6/7, tàu cứu nạn SAR27-01 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực IV (Nha Trang MRCC) đã lai dắt tàu cá bị nạn BĐ 96427-TS cùng 12 thuyền viên về cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa an toàn.
Vào mỗi buổi sáng, khi mặt trời còn chưa tỏ, nhiều người dân ven biển ở các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy (Nam Định) lại rời nhà men theo bờ cát, bám cửa sông, ngâm mình dưới nước cào dắt, cào don. Gặp ngày may mắn, người dân cũng thu được 100 – 200 nghìn đồng.
Bước vào mùa mưa, người dân ở xã biên giới Vĩnh Hội Đông của huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) tất bật sắm sửa ngư cụ để chuẩn bị đón con nước lũ về. Cùng với đó, hoạt động của xóm làm lọp cua ở ấp Vĩnh Hòa, Vĩnh An cũng bắt đầu nhộn nhịp.
Khu neo đậu, tránh trú bão tàu thuyền Phú Hải (xã Phú Hải, Phú Vang) từ khi mới đưa vào sử dụng đã lộ rõ một số bất cập. Tàu thuyền ra vào bị mắc cạn, đèn phao tín hiệu hư hỏng…
Công tác hỗ trợ ngư dân đóng mới và cải hoán tàu thuyền vươn khơi, bám biển dài ngày để sản xuất, phát triển kinh tế đang được tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh và bước đầu thu được kết quả khả quan.
Hồ Hàm Thuận – Đa Mi (huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận) từ lâu đã không chỉ là hồ thủy điện mà còn là nơi cư ngụ hàng trăm gia đình thương hồ sông nước. Làng chài ở đây đang nổi tiếng với nghề nuôi cá tầm.
Với 75 km đường bờ biển, ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ nối với ngư trường vịnh Bắc Bộ và biển Đông (Quảng Trị) có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế biển. Vùng biển đặc quyền kinh tế của tỉnh rộng trên 8.400 km2. Trên địa bàn, sông Bến Hải đổ ra biển Cửa Tùng có lưu vực rộng khoảng 809 km2. Sông Thạch Hãn đổ ra biển Cửa Việt với lưu vực rộng khoảng 2.660 km2. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề thủy sản, giao thông đường thủy và hệ thống cảng.
Thời gian qua, các ngành, các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý tàu thuyền, phòng chống thiên tai trên biển. Nguồn lợi thủy sản ven bờ, cửa lạch từng bước được phục hồi, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác.
Sử dụng xung điện, mìn để đánh bắt thủy, hải sản đã được pháp luật nghiêm cấm, nhưng việc đánh bắt mang tính hủy diệt này vẫn đang còn tiếp diễn trên địa bàn tỉnh Nghệ An khiến nguồn lợi thủy sản bị tận diệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Sở NN&PTNT Kiên Giang cho biết, hiện tình trạng ngư dân tự phát khai thác con “banh lông” trên ngư trường đã giảm đáng kể do thương lái gần như không còn thu mua loài thủy sản này.