Khai thác biển đang là một trong những thế mạnh của ngành thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt cũng như an ninh đối với ngư dân lao động trên biển đang gặp nhiều khó khăn, chưa kể chất lượng lao động biển cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Theo Thông báo của UBND tỉnh Bình Thuận từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/7, tỉnh sẽ cấm hoạt động khai thác, thu mua vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản gồm: Sò lông, Điệp, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận để bảo vệ và khôi phục nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao đang ngày càng bị cạn kiệt.
Chỉ có tàu công suất lớn mới bám biển dài ngày, đánh bắt được nhiều hải sản – ngư dân Nguyễn Văn Bông, xã Phước Diêm (Thuận Nam), quả quyết. Thực tế những “tỷ phú” ở các làng biển trong tỉnh Ninh Thuận đều có đội tàu “hùng hậu”, tổng kết mỗi năm làm nghề thu lãi từ 2 – 3 tỷ đồng.
Đang vụ sản xuất chính, những ngày qua tàu cá của ngư dân Quảng Nam liên tục cập cảng với những chuyến biển bội thu rồi lại hối hả vươn khơi. Mặc dù thường bị tàu Trung Quốc tấn công, cản trở nhưng nhiều phương tiện vẫn kiên tâm bám biển, giữ ngư trường.
Dẫu con đường ra vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa gặp nhiều gian truân, vất vả nhưng ngư dân Việt Nam nói chung, Quảng Ngãi nói riêng vẫn vững tin, kiên cường vươn khơi bám biển.
Sáng 14/5, thêm một tàu cá thuộc hàng “khủng” của ngư dân Đà Nẵng đã hạ thủy, sát cánh cùng cộng đồng ngư dân thành phố đi Hoàng Sa, vừa đánh bắt thủy sản, làm dịch vụ hậu cần, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Con tàu số hiệu ĐNa – 90611 là của ông Trần Toàn (trú P. Thuận Phước, Q. Hải Châu) có công suất 860CV, được đóng mới trong thời gian 2 tháng, trị giá 3,2 tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm trước thì hiệu quả những tháng đầu vụ không được như ý muốn, nếu không muốn nói là quá thất vọng.
Mặc dù biển Đông đang dậy sóng bởi những hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc nhưng mùa trăng này ngư dân Bình Định vẫn quyết tâm ra khơi khai thác hải sản.
Khoảng 6 giờ 30 phút sáng 9/5, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể bé Phạm Thị Tuyết Liên (4 tuổi), nổi gần khu vực bến phà Đình Khao (đoạn sông Cổ Chiên, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) cách nơi mất tích khoảng 15 km.
Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau), cho biết mỗi ngày trên địa bàn huyện có trên 50 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển.