Đến ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, ta thấy xuất hiện rất nhiều hầm ương vèo cua giống. Khoảng 3 năm trở lại đây, nghề ương cua giống mang lại hiệu quả kinh tế cao nên bà con truyền kinh nghiệm cho nhau, liên tiếp mở rộng diện tích nuôi vèo.
Khai thác thủy sản trên biển mùa mưa bão luôn phải đối phó nhiều nguy cơ, đe dọa trực tiếp sinh mạng và tài sản của ngư dân. Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định triển khai khá bài bản các phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB – TKCN) trên biển năm 2013.
Nghề lưới chấp (lưới xù, lưới quét) xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Nam Định. Về nguyên lý khai thác giống như lưới rê truyền thống của tỉnh BR – VT, tuy nhiên lưới chấp có nhiều tầng khai thác với kích thước mắt lưới khác nhau. Nghề này du nhập vào tỉnh BR – VT từ năm 2006, chỉ hơn 6 năm qua số lượng ghe làm nghề lưới chấp của tỉnh BR – VT đã là vài chục chiếc.
Là huyện đảo tiền tiêu, nên Phú Quý luôn “nhạy cảm” với các hiện tượng thời tiết cực đoan trên biển. Để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn luôn được địa phương ưu tiên chú trọng.
Vụ cá nam năm 2013, ngư dân tỉnh Thanh Hóa đã khai thác được 42.509 tấn thủy sản, bằng 103% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 40.843 tấn, khai thác nội địa đạt 1.666 tấn.
Bão ập đến cuốn đi nhiều tài sản, công sức của người dân, nhưng sau khi bão tan, những người dân làng biển đang được tận hưởng nguồn “lộc” do biển cả trao tặng. Sự vui mừng, phấn khởi thể hiện rõ trên những khuôn mặt ngư dân rạm nắng, gió đang từng ngày vật lộn với biển cả để mưu sinh.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, thời tiết những tháng đầu năm 2013 tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản nhưng do tình trạng khai thác quá mức và kéo dài nên sản lượng thủy sản đánh bắt giảm đáng kể. Bên cạnh đó, giá xăng dầu liên tục biến động theo chiều hướng tăng, đẩy chi phí chuyến đi biển tăng cao nên hầu hết các đội tàu đánh cá đều không có lãi.
Đến thời điểm này, lũ ở thượng nguồn đã bắt đầu đổ về vùng hạ lưu, nên mực nước trên các cách đồng ở huyện Lấp Vò cũng lên nhanh, nghề làm lưới của các hộ ở xã Vĩnh Thạnh trở nên nhộn nhịp hơn.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy ra một số vụ cháy tàu cá. Mới đây nhất, vụ cháy tàu QNa 91685 TS ở Núi Thành tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động về công tác phòng chống cháy nổ đối với các tàu khai thác hải sản.
Nước lũ đổ về bất ngờ đã nhấn chìm hàng trăm ha diện tích nuôi trồng thủy sản của người nông dân ở Thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu. Những người nuôi tôm, nuôi cá đang khóc ròng vì bao nhiêu công sức, vốn liếng, đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.