Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất hỗ trợ tàu cá hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, ngư dân không mấy mặn mà vì cho rằng nó không phát huy tác dụng như mong đợi.
Cùng với việc Thủy sản Việt Nam số 17 đăng bài “Mẫu hình trang trại thanh niên ở Thạch Thất – Hà Nội: Đoạn kết buồn và nguyện vọng của chủ trang trại” nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình ông Nguyễn Đình Dũng – hộ nuôi thủy sản trên hồ Tân Xã (Thạch Thất, Hà Nội), Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi tới UBND thành phố Hà Nội.
Cá ngừ đại dương đang là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Giá trị của cá ngừ đại dương ngày càng được khẳng định, tạo vị thế cao trên thị trường trong ngoài nước. Vấn đề đáng nói nhất ở đây là quản lý thế nào.
Với ngư dân đánh bắt ven bờ bằng tàu thuyền nhỏ; ghe thúng máy, chèo tay… thì ngay sau bão được xem là “thời điểm vàng“ để ra khơi đánh bắt. Lượng hải sản khai thác được vào những ngày này thường tăng gấp 2 – 5 lần so với bình thường.
Biển khơi vốn dĩ là nơi ngự trị của riêng các loài cá nước mặn, ấy thế mà mới sáng tinh mơ, người người, nhà nhà tay thúng, tay lưới kéo nhau ra biển bắt cá nước ngọt. Nghe qua có vẻ là một trò đùa của những người có khiếu hài hước nhưng đó lại là thực tế những gì xảy ra sau cơn bão số 8 tại TP. Đà Nẵng những ngày qua.
Những ngày giữa tháng 9 vừa qua, hiện tượng moi xuất hiện bất ngờ đã giúp nhiều ngư dân các xã ven biển của huyện Tĩnh Gia “hốt bạc”.
Có thể nói, hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản năm nay của ngư dân thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh không thuận lợi vì chi phí đánh bắt tăng cao dẫn đến đời sống của ngư dân khai thác và sơ chế thủy sản gặp không ít khó khăn.
Lớp dạy nghề thuyền trưởng do Viện Khoa học và công nghệ khai thác thủy sản (Đại học Nha Trang) phối hợp cùng Trung tâm dạy nghề huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức đã giúp ngư dân huyện đảo Lý Sơn nâng cao kiến thức về chuyên môn lái tàu, biết về chủ quyền biển đảo, ngư trường và phạm vi đánh bắt…
Hàng năm, từ tháng 6 âm lịch trở đi, khi nước từ thượng nguồn đổ về cũng là lúc làng nghề đan lọp tép ở xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp bắt đầu hoạt động hết công suất để phục vụ cho nhu cầu đánh bắt của người dân trong mùa nước nổi.
Cảnh chị em phụ nữ lụi cụi phơi cá cơm thành từng hàng 2 bên con lộ vào lúc nắng mới lên là một khung cảnh rất đỗi thân quen nơi miền biển Sông Đốc. Công việc góp phần ổn định cuộc sống cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn.