Đi dọc dải đất nắng gió miền Trung đầu hè 2013, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện cảm động về những ngư dân bị chìm tàu, hỏng ngư lưới cụ nhận hỗ trợ của Chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa” do Tổng LĐLĐVN phát động cuối năm 2012. Những món quà tình nghĩa của hệ thống công đoàn – thông qua Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động – đã phần nào giúp ngư dân trả nợ, tái đầu tư tàu cá và ngư lưới cụ, tạo niềm tin vững chắc bám biển.
Những năm qua, huyện Hoài Nhơn luôn xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân đã đầu tư đóng mới, cải hoán tàu có công suất lớn để bám ngư trường khai thác xa bờ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian gần đây, ngư dân các xã Quảng Đông, Quảng Phú (Quảng Trạch) đã trúng mùa sứa biển. Bình quân mỗi thuyền thu từ 30 đến 35 triệu đồng/tháng. Đây được xem là nghề mới của ngư dân, dễ khai thác, ít tốn kinh phí nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Anh Lâm Văn Gấm, ấp Trại Xẻo, xã Viên An, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, thở dài khi nghe nhắc đến chuyện khai thác giống thuỷ sản trên sông Cửa Lớn mùa này. Là một trong những cư dân định cư lâu đời trên mảnh đất được ví “như ngón chân cái chưa khô bùn”, giàu sản vật, nhưng mấy năm gần đây, những miệng đáy truyền thống không còn nuôi nổi miệng ăn.
Hồ Pá Khoang thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên là thắng cảnh du lịch khá nổi tiếng của tỉnh Điện Biên. Nhiều năm trước đây, công trình thủy lợi nhân tạo này còn là vựa cá, cung cấp cho vùng lòng chảo Điện Biên.
Vào những buổi sớm mai, khi thủy triều rút xuống cũng là lúc người dân vùng ven biển Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) lại í ới gọi nhau đi “săn” còi.
Thời gian qua, hoạt động của các phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã góp phần giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện có không ít phương tiện “trốn” đăng kiểm định kỳ, thực tế này đang là một vấn nạn gây ra nhiều hệ lụy.
Khánh Hòa có trên 10.000 phương tiện đánh bắt thủy sản và thủy nội địa, trong đó có trên 800 phương tiện có công suất từ 90CV trở lên thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản ở các vùng biển xa. Và mỗi chuyến ra khơi, nhất là những tàu tham gia đánh bắt trên ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa ngày càng chất chồng thêm nhiều nỗi lo và sức ép, bởi thường xuyên bị các lực lượng bảo vệ biển nước ngoài xua đuổi, bắt giữ, phạt tiền, thu tài sản.
Sau 2 tháng bám biển, tàu câu mực khơi QNa 90839 của ông Nguyễn Văn Bé (thôn Đông Mỹ, xã Tam Giang, huyện Núi Thành) đạt sản lượng 33 tấn mực khô, bán với giá 590 triệu đồng/tấn, tàu ông đạt doanh thu gần 2 tỷ đồng, trừ phí tổn, mỗi lao động trên tàu thu 27 triệu đồng, riêng chủ tàu thu nhập 300 triệu đồng.
Tôm hùm giống khan hiếm, giá cao, trong khi giá tôm hùm thương phẩm ở mức thấp… đã khiến nhiều hộ nuôi tôm tôm hùm ở phường Cam Phúc Nam kéo lồng vào bờ hoặc chuyển sang nuôi cá.