Kinh nghiệm chăm sóc và phòng bệnh cho cá dứa

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Nuôi cá dứa thương phẩm không còn là mô hình phát triển kinh tế xa lạ với nhiều hộ dân. Tuy nhiên, để cá phát triển và sinh trưởng tốt, khâu chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và phòng bệnh cần phải được chuẩn bị kỹ lượng trong vụ nuôi.

Con giống 

Đảm bảo nguồn gốc, có giấy chứng nhận kiểm dịch. Cá dứa giống chủ yếu có nguồn gốc từ một số tỉnh An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng. Chọn cá dứa giống kích cỡ 4 – 6 cm/con, loại 25 – 40 con/kg; thả giống với mật độ 1 – 2 con/m2. Trước khi thả cá giống nên thuần hóa độ mặn để hạn chế cá giống bị sốc nước. 

Quản lý chăm sóc 

Cá dứa thuộc họ cá tra, có khả năng thích nghi tốt với chênh lệch độ mặn. Lưu ý sử dụng thức ăn công nghiệp có nguồn gốc rõ ràng, độ đạm 18 – 25%. Trong quá trình nuôi không cho cá ăn dư thừa thức ăn làm ảnh hưởng chất lượng nước. Khu vực cho cá ăn phải rộng và xa bờ để tránh tình trạng cá tranh giành thức ăn, ăn không đều sẽ gây ra hiện tượng phân đàn. Nên sử dụng chế phẩm vi sinh, khoáng, vôi để ổn định chất lượng, trộn men tiêu hóa, vitamin, dưỡng chất vào thức ăn cho cá để tăng sức đề kháng, cải thiện tỷ lệ sống khi thu hoạch. 

Mô hình nuôi cá dứa tại huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Trần Đáng

Quản lý cho ăn 

Khi thời tiết biến động, dịch bệnh… có thể giảm khẩu phần cho ăn. Khi cho ăn, phải đảm bảo toàn bộ số cá trong ao đều ăn được, kiểm tra hạn chế thức ăn dư thừa. Bổ sung thêm Vitamin C, E, A, khoáng, Se vào thức ăn. Nên bổ sung vào buổi sáng, khi cá còn nhỏ thì tần suất bổ sung là 2 – 3 ngày/lần, khi cá lớn thì bổ sung hàng ngày kết hợp sử dụng Probiotic để xử lý ô nhiễm nước ao, chu kỳ 5 – 7 ngày/lần. Hàng ngày theo dõi hoạt động bắt mồi, tình trạng sức khỏe của cá và chất lượng nước trong ao để điều chỉnh lượng thứcăn.Vệsinhdụngcụ,phương tiện phục vụ cho ăn hàng ngày trước và sau khi sử dụng. Không sử dụng thức ăn bị ẩm, mốc cho cá ăn. 

Quản lý môi trường 

Xử lý môi trường nước ao bằng hóa chất, chế phẩm sinh học định kỳ 5 – 7 ngày/lần. Thay một phần nước trong ao hoặc cấp bổ sung nước mới 20 – 30%. Kiểm tra chất lượng nước trước khi tiến hành xử lý, nhằm xác định loại, lượng vật tư hóa chất cần thiết và công tác xử lý được an toàn cho cá. Bổ sung chế phẩm sinh học cho ao nuôi sau khi xửlýhóachất2-3ngày.Việcbổ sung chế phẩm sinh học cho ao, cần thực hiện sau khi điều trị bệnh cá bằng thuốc kháng sinh. Sử dụng chế phẩm sinh học ngay từ đầu vụ nuôi. 

Quản lý dịch bệnh 

Định kỳ 1 tháng/ lần, thu mẫu 10 cá thể của mỗi nhóm để quan sát ngoại hình, ngoại ký sinh trùng trên da, mang, vây. Mỗ tất cả các cáthểđểquansátvàđánhgiágan, thận, lách, thức ăn trong ruột, nội ký sinh trong ruột… để đưa ra các cảnh báo và biện pháp phòng bệnh thích hợp. Xử lý nội ngoại ký sinh định kỳ 1 tháng/lần. 

Khi cá nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Aeromonas: Để phòng bệnh cho cá, cần tạo môi trường sống tốt cho cá, nuôi mật độ vừa phải, tránh làm cá bị xây xát. Sử dụng thuốc tím (KMnO4) tắm cho cá, liều dùng là 4 ppm (4 g/m3 nước). Xử lý lặp lại sau 3 ngày. Định kỳ tắm cá 1 tuần, 2 tuần hay 1 tháng/lần tùy thuộc vào tình trạng cá. 

Khi cá bị đốm đỏ do Pseudomonas gây ra: Để phòng bệnh cho cá, cần phải giảm mật độ nuôi, cung cấp nguồn nước tốt. Sử dụng thuốc tím (KMnO4) tắm cho cá, liều dùng là 3 – 5 ppm. 

Nhiễm khuẩn huyết do Edwardsiella (Edwarsiellosis): Người nuôi phòng trị bằng các biện pháp như giữ sạch môi trường nước nuôi, giảm mật độ nuôi. Định kỳ 7 – 10 ngày/lần dùng các loại thuốc như BKC (Benzal Konium Chloride), Formol, vôi, muối ăn để tắm cho cá. Dùng thuốc trộn vào thức ăn theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn: 

Oxytetracyline: 55 – 77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 – 10 ngày 

Streptomycin: 50 – 75 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 5 – 7 ngày 

Kanamycin: 50 mg/kg thể trọng cá, cho ăn 7 ngày 

Nhóm Sulfamid: 150 – 200 mg/kg thể trọng cá, cho ăn 7 – 10 ngày. 

Bệnh trùng bánh xe (Trichodinosis): Để phòng bệnh cho cá, cần phải giữ môi trường luôn sạch. Dùng CuSO4 ngâm cá với nồng độ 0,5 – 0,7 g/ m3 nước hay tắm cá bệnh với nồng độ 2 – 5 g/m3 nước trong thời gian 5 – 15 phút. Hoặc dùng muối ăn (NaCl) 2 – 3% tắm cho cá trong thời gian 5 – 15 phút để điều trị. 

Bệnh trùng quả dưa (Ichthyopthisiosis): Định kỳ vệ sinh ao, không thả với mật độ dày. Dùng hỗn hợp muối ăn (NaCl) và KMnO4 với liều lượng 7 kg muối ăn và 4 g thuốc tím/m3 tắm cho cá. 

Hoàng Yến

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!