T3, 23/04/2024 08:00

Kịp bước chuyển mình, vững tiến thành công

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Thấu hiểu sâu sắc được vấn đề cốt lõi của nghề nuôi trồng thủy sản đó là lựa chọn con giống thích ứng, duy trì chất lượng nước tốt, theo dõi sức khỏe vật nuôi, cung cấp dinh dưỡng và thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi; Thăng Long – Tập đoàn thủy sản tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam đã không ngừng tìm hiểu, phân tích, đầu tư cải tiến chất lượng sản phẩm và quy trình kỹ thuật.

Chia sẻ, đồng hành cùng người nuôi 

Trong những năm gần đây, người nuôi đã trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn, phải đối mặt mới nhiều thách thức về dịch bệnh, biến đổi khí hậu và giá bán thương phẩm ở mức thấp nhất là giai đoạn năm 2021 – 2023. So với lúc mới bắt đầu, nghề nuôi ngày càng khó khăn hơn do số lượng các bệnh mới xuất hiện ngày càng tăng và sự bùng phát của các bệnh như AHPND (bệnh hoại tử gan tụy cấp), EHP (Enterocytozoon hepatopanei), WFS (hội chứng phân trắng), TPD (Hậu ấu trung tôm thân thủy tinh) cũng như những thách thức liên quan đến ô nhiễm môi trường ngày một phức tạp hơn. Để đối mặt với những khó khăn đó đòi hỏi nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh và người nuôi phải tìm ra những giải pháp để thích ứng, với mục tiêu nâng cao tỷ lệ thành công, giảm giá thành sản xuất và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng người nuôi. 

Với chiến lược kinh doanh lấy “phục vụ kỹ thuật” làm nền tảng, Thăng Long đã không ngừng nghiên cứu và thử nghiệm hàng loạt mô hình tại các trại thực nghiệm của Tập đoàn tại Tiền Giang, Sóc Trăng, Ninh Thuận. Đến cuối năm 2020, Tập đoàn cho ra mắt mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao TLSS (Thang Long Smart System) phù hợp nhất cho người nuôi, từ sự thành công của mô hình 

TLSS năm 2023 Thăng Long tiếp tục giới thiệu và đưa ra áp dụng đại trà trên thị trường mô hình TLSS-547 nuôi tôm cải tiến trên ao đất, mô hình TLSS nuôi cá điêu hồng… Tất cả các mô hình do Tập đoàn Thăng Long phát triển đều là sự kết hợp tối ưu giữa Con giống – Thức ăn – Chế phẩm sinh học – Kỹ thuật. Chính sự thành công này đã giúp cho sản lượng thức ăn thủy sản Tập đoàn Thăng Long năm 2023 tăng trưởng được 14% so với năm 2022, trong khi 2023 lại là một năm đầy khó khăn và thách thức của ngành nuôi trồng thủy sản. 

Thăng Long có được bước phát triển vững chắc như hôm nay chính là nhờ sự Kiên định lấy hiệu quả nuôi của khách hàng làm trung tâm, lấy chất lượng làm nền tảng, lấy phục vụ kỹ thuật làm “đòn bẩy” cho hoạt động kinh doanh của Ban lãnh đạo, từ công nhân nhà máy đến nhân viên thị trường luôn cùng chung một chí hướng giúp Thăng Long từ một nhà máy nhỏ với sản lượng thức ăn thủy sản tiêu thụ năm 2011 chưa đầy 10.000 tấn tại Long An, đến nay đã phát triển mở rộng thêm các nhà máy tại Bến Lức (Long An), Khánh Hòa, Vĩnh Long nâng sản lượng tiêu thụ đạt trên 560.000 tấn trong năm 2023. Sản lượng này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu mà khách hàng đã tin dùng vì vậy Thăng Long tiếp tục đầu tư và đưa nhà máy mới tại Hải Dương vào hoạt động trong tháng 5/2024 với công suất trên 150.000 tấn năm. Từ đơn thuần sản xuất thức ăn cho TTCT, tôm sú Tập đoàn đã nghiên cứu và lần lượt phát triển thêm các sản phẩm thức ăn cho cá lóc, cá điêu hồng, cá thát lát, cá rô phi, cá rô đồng, cá chép, cá trám, cá chim, cá mú, cá chẽm, cá biển, cá nước lạnh, thức ăn cho tôm, cá giống, thức ăn ếch, thức ăn cua… Các sản phẩm này hiện đã trở thành thương hiệu uy tín và giành được vị trí số một tại các thị trường trọng điểm. 

Sự thành công của một vụ nuôi ngoài chọn dùng thức ăn chất lượng tốt, con giống cũng là một mắt xích quan trọng. Vì vậy, ngoài sản xuất thức ăn, Thăng Long còn đầu tư hai trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, tôm sú tại Ninh Thuận và một trại sản xuất cá điêu hồng F1 tại Sóc Trăng với ưu điểm mà người nuôi đánh giá sau khi sử dụng là phát triển nhanh, nuôi được size lớn, đặc biệt là giá cả hợp lý, đáp ứng được hậu hết mong muốn của người nuôi; song song đó Thăng Long còn cung cấp sản phẩm chế phẩm sinh học cho xử lý môi trường và tăng cường dinh dưỡng, sức khỏe cho tôm cá. 

Giải pháp nuôi tôm tân tiến từ TLSS 

Là một Tập đoàn lấy chiến lược “phục vụ kỹ thuật” làm nền tảng, ngoài việc duy trì nâng cao chất lượng thức ăn, con giống, chế phẩm sinh học, thì chắc chắn không thể thiếu sự phục vụ về mặt kỹ thuật. Trong 13 năm qua Tập đoàn đã tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ kỹ sư phục vụ kỹ thuật kinh doanh trên 550 người chuyên tư vấn thiết kế mô hình nuôi, xây dựng khu nuôi, tư vấn kỹ thuật nuôi, kiểm tra môi trường và phục vụ kinh doanh thông qua xây dựng mô hình TLSS (Thang Long Smart System). Mô hình TLSS lần đầu được giới thiệu và đưa tới khách hàng tại khu vực ĐBSCL, đến nay hàng năm Tập đoàn Thăng Long đều chuyển giao thành công được gần 450 mô hình TLSS nuôi tôm ao bạt nhiều giai đoạn, mô hình TLSS 547 nuôi tôm ao đất bạt bờ cho vùng nước ngọt, mô hình TLSS nhà màng tại miền Trung. Mô hình TLSS nuôi cá điêu hồng cho người nuôi do mô hình có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng, từ các trang trại lớn nuôi ao bạt đến các khách hàng nuôi có diện tích nhỏ, hạn chế về nguồn nước, nguồn vốn, kỹ thuật, điều kiện môi trường nuôi với tỷ lệ thành công và có lợi nhuận trên 71%, trong đó tôm đạt  size  từ  30 con về đến lớn đạt trên 52% và được người nuôi đánh giá với các ưu điểm: 

– Chi phí đầu tư, trình độ kỹ thuật phù hợp với đa dạng đối tượng người nuôi 

– Giảm thấp rủi ro, nâng cao tỷ lệ thành công 

– Tôm nuôi đạt trọng lượng thân cao (size lớn) – Hệ số FCR thấp 

– Chi phí sản xuất thấp 

– Lợi ích kinh tế cao. 

Khó khăn, cạnh tranh và thách thức luôn luôn tồn tại trên thị trường nhưng với một chiến lược phù hợp đa phương, dưới sự “chèo lái” khéo léo linh hoạt của Ban lãnh đạo cùng sự tin yêu của quý khách hàng trong khắp cả nước Tập đoàn Thăng Long đã vượt qua những rào cản để ngày càng phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay. Bất cứ sự phát triển nào đều không có điểm tới hạn cuối cùng, Tập đoàn chúng tôi luôn hiểu rõ quy luật này. Do đó, mỗi cán bộ nhân viên Thăng Long không ngừng nâng cao ý thức tự hoàn thiện bản thân, luôn luôn tiếp cận học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển những sản phẩm có chất lượng cao, những mô hình nuôi hiệu quả có thể áp dụng rộng rãi cho những khách hàng nuôi thủy sản trong nước và nước ngoài, để giúp duy trì mục tiêu bền vững cả ba cùng thắng giữa Người nuôi – Đại lý – Doanh nghiệp. 

>>  Trước sự thành công của mô hình TLSS và TLSS-547 tại Việt Nam không những thu hút được sự chú ý của người nuôi tôm trong nước mà còn cả những khách hàng nước ngoài đã biết đến. Trong thời gian vừa qua đã có nhiều khách hàng là những trang trại nuôi lớn hoặc những công ty chuyên nuôi tôm công nghiệp ở Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan đã đến thăm quan, giao lưu kỹ thuật sau đó những khách hàng này đã bước đầu đưa vào áp dụng quy trình nuôi tôm mà Tập đoàn Thăng Long đang áp dụng. 

Nguyễn Khắc Hải 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!