(TSVN) – Hỏi: Kỹ thuật ương cá rô đầu vuông giống tránh hao hụt?
(Võ Văn Hòa, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang)
Trả lời:
Trước khi cho cá rô đầu vuông sinh sản, cần chuẩn bị bể đẻ, bể ương cá bột và ao ương cá giống. Ao ương cá giống chọn ao có thể chứa nước được với độ sâu 1,5 m, diện tích tối thiểu 200 m2 trở lên. Với ao đất. tiến hành tát cạn, phơi khô, sử dụng men EM để xử lý đáy sau đó rồi bơm nước vào không quá 1,5 m, dùng lưới lọc cá tạp. Sau khi ta cho cá xuống ao ương giống, cho cá ăn lòng đỏ trứng gà đã luộc chín và bột đầu nành hòa cùng với nước và tạt đều trên bề mặt nước trong 1 tuần đầu, trong giai đoạn này ta tạo thêm các vi sinh vật tự nhiên cho cá ăn bằng cách xay nhuyễn cá tạp tạt ra ao nuôi buổi sáng và chiều. Sau 20 ngày cá lúc này đã lớn cho cá chuyển cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp là cám viên 0,5 mm, với hàm lượng protein 40%. Sau 30 ngày tuổi lúc này cá đạt mẫu 2.000 con/kg lúc này có thể khai thác cá để chuyển qua ao nuôi thương phẩm. Trong quá trình ương cá giống, cần chú ý tới chất lượng nước trong ao ương. Nếu nước bị váng bẩn thì nên thay 50% nước.
(Bùi Văn Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang)
Trả lời:
Độ đạm và khẩu phần ăn cho cá lóc khác nhau tùy vào từng giai đoạn phát triển của cá. Với cá lóc có kích cỡ nhỏ hơn 100 g/con, độ đạm cần thiết cho cá lóc là 40%. Cho cá lóc ăn ngày 3 – 4 lần. Lượng cho ăn bằng 6 – 8% trọng lượng cơ thể của cá. Khi cá lóc có kích thước khoảng 100 – 200 g/con cho cá ăn thức ăn độ đạm 35%. Cho cá lóc ăn 3 – 4 lần/ngày. Lượng cám cho ăn khoảng 4 – 6% trọng lượng cơ thể cá. Khi cá lóc đạt trọng lượng 200 – 400 g, cho ăn với lượng cho ăn khoảng 2 – 4% trọng lượng cơ thể cá. Độ đạm duy trì là 30%. Lúc này chỉ cần cho cá ăn ngày 2 bữa là đủ. Khi cá đạt được kích cỡ 400 – 500 g, duy trì cho ăn đều cám với độ đạm cám là 30%. Cho cá ăn ngày 2 bữa, lượng cám cho ăn chiếm 1 – 2% trọng lượng cơ thể cá.
(Nguyễn Nam Phương, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng)
Trả lời:
Mô hình nuôi ếch không cần thay nước thường được những hộ có diện tích bể nuôi lớn có sẵn, muốn nuôi ếch nhưng không có nhiều thời gian để chăm sóc, thay nước cho đàn ếch của mình. Nguyên lý của mô hình này là sử dụng các loài thực vật có sức hút dinh dưỡng trong nước mạnh để làm sạch nước. thiết kế mô hình nuôi bán hoang dã. Các vật dụng tiến hành chuẩn bị: bể bạt hoặc bể xi măng thiết kế theo mô hình lòng chảo, 2 bên là bờ cho ếch nghỉ ngơi, phía giữa hồ/bể là lòng chảo chứa nước, các loại thực vật được đưa vào dung để hút chất bẩn là bèo (lục bình) hoặc rau muống. Đây là những loài có khả năng hút chất bẩn cực mạnh. Giữa lòng hồ thiết kế ống thải, bởi dù không cần thay nước, tuy nhiên vài tuần vẫn cần kiểm tra nước, nếu nước hư do kinh nghiệm nuôi chưa tốt. Cho ăn thức ăn quá nhiều thì cần phải thay. Tiến hành nối các ống nhựa lại với nhau để cố định diện tích bèo phát triển. Bèo phát triện quá mức không kiểm soát sẽ chiếm hết môi trường sinh hoạt của ếch.
Ban KHKT