T2, 06/07/2020 11:36

Làm giàu bằng nuôi tôm quảng canh

Chưa có đánh giá về bài viết

Trải qua 24 năm trong nghề nuôi tôm và sản xuất tôm giống, DNTN Tôm giống Dương Hùng (Bạc Liêu) chia sẻ “bí quyết” giúp hàng trăm hộ nông dân thành công trong 10 năm qua.

Áp dụng theo cách này, cứ 10 công đất mỗi năm bà con thu hoạch đạt 100 – 200 triệu đồng.

 

Quy trình nuôi tôm an toàn

1. Vuông tôm hoàn toàn không rò rỉ nước, giữ mực nước thấp nhất trên trảng là 5 cm (nước càng cao thì giàu càng mau). Đắp bờ cao hơn mặt đầm 1,2 m, trồng cỏ, năng xung quanh bờ để cản sóng đập vỡ bờ.

– Không được tháo nước ra vào để bắt tôm nhằm tránh làm sốc tôm (tôm dễ mắc bệnh mà chết), nên đặt lú ngầm bắt tôm. Trong năm chỉ lấy thêm nước vào, đến cuối mùa mưa mới tháo nước ra phơi đầm một lần.

– Mỗi con nước ròng hàng tháng nên thêm nước vào từ từ (khoảng 2 – 3 cm/ngày). Màu nước phải có tảo xanh đẹp để che nắng cho tôm lên ăn trên mặt trảng cả ngày đêm.

– Gây tảo bằng phân NPK 20-20-0. Ngâm phân vào nước trước cho tan rồi tạt đều trên mặt trảng, 1.000 m2 = 2 kg phân, sau đó kiểm tra lượng tảo (Cứ 5 – 10 – 15 ngày lại tạt tiếp).

– Chuẩn bị dụng cụ đo tảo. (Dụng cụ là một tấm ván tròn có đường kính 1,5 cm, kẻ làm đôi, một nửa sơn màu trắng, một nửa sơn đỏ, đẽo một cây tròn bằng ngón tay làm thước, đóng một đầu vào tấm ván đã sơn, đưa xuống nước đo tảo. Khi nước ngập khoảng 3 cm mà không thấy màu trắng, đỏ nữa là tảo đủ, tốt. Nếu đến 4 – 5 cm mà còn thấy trắng, đỏ thì phải tạt phân thêm từ từ cho đến khi màu đẹp.

Người dân tới mua tôm giống Dương Hùng về thả nuôi – Ảnh: Trần Út

2. Không được sên bùn, vài chục năm sau cũng không được sên bùn, để cho bùn lấp đường kính bằng mặt trảng là tốt nhất (vì tôm sợ chất bẩn và phèn nằm dưới lòng kênh sâu). Bản thân tôm hít thở qua mang, mà hít phèn vào mang thì tôm chết. Như anh Tư Nam ở Chủ Chí (ĐT: 0917 531 6150917 531 615): 5 năm không sên bùn, không rong, không năng, có 12 công đất mà thu 200 triệu đồng/năm.

3. Mỗi năm phơi mặt đầm một lần, (thời gian tốt nhất là cuối mùa mưa). Phơi cho khô vừa rạn chân chim, rải 5 kg phân DAP loại tốt nhất/1.000 m2. Sau đó phơi nắng 3 – 5 ngày, lấy nước vào khoảng 5 – 6 cm, kiểm tra pH = 8 – 8,3; kiềm 100 – 140 mg/ml, tảo xanh đẹp rồi mới thả tôm.

Lưu ý: Lần đầu tiên thả 2 con/m2, sau đó mỗi tháng thả thêm 1 con/m2. Tùy theo đất đủ thức ăn hay không mà tính). Trong vuông có cá rô phi, cá đối, cá nâu là tốt (nhằm tạo ôxy cho tôm, đồng thời ăn các con tôm sắp chết). Trước khi thả tôm 1 ngày nên bong lưới mành, đến 21 giờ đêm đó phải cất lưới đi.

4. Trong vuông không để năng, rong, vì năng, rong hút hết chất béo trong đất và ngăn cản ôxy khiến tôm chậm lớn. Không nên dùng thuốc để diệt năng, rong, mà thu dọn lên bờ phơi khô sau đó đưa xuống cho tôm ăn.

Dùng vi sinh hoặc deo rải xuống đường mương bẩn là tốt nhất.

– Đến mùa mưa nhiều phải đo độ pH và kiềm thường xuyên. Nếu pH thiếu thì tạt vôi vào 8 – 9 giờ sáng, nếu kiềm thiếu thì tạt vôi lúc 21 – 22 giờ.

5. Tôm giống quyết định việc nuôi tôm lời nhiều hay ít. Do đó bà con nên tìm giống tốt để đạt hiệu quả nuôi cao.

Bà con trong các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang cam kết thực hiện đúng hướng dẫn trên thì DNTN tôm giống Dương Hùng sẵn sàng đến tận nơi để tư vấn kỹ thuật nuôi và thành lập tổ hợp tác, hỗ trợ vốn giúp bà con nuôi tôm mau giàu hơn.

>> Điện thoại liên hệ:

 1. Dương Hùng: 0918.289.0070918.289.007

2. P. Kinhdoanh: 07813.888.66607813.888.666

3. Lộc (con trai): 0919.644.6440919.644.644

4. Ry (con trai): 0918.440033

5. Vũ (con trai): 0918.705545

6. Phong(con trai): 0919.212228

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!