Lộ rõ ý đồ chủ nghĩa bảo hộ

Chưa có đánh giá về bài viết

Người nuôi cá da trơn miền Nam nước Mỹ cuối cùng dường như cũng đã tìm được hướng đi. Sau nhiều năm cố gắng thuyết phục Chính phủ Mỹ, gần như là dùng mọi thủ đoạn hàng rào thuế quan, thay đổi tên… Cuối cùng Đạo luật Farm Bill gần đây đã được ký thành Luật, có thể ngăn chặn cá tra sản xuất tại Việt Nam không được bán ở Mỹ.

Đạo luật quy định cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ, trong đó có cá tra Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp Mỹ thay vì Cục Quản lý Thực Thẩm và Dược phẩm Mỹ như hiện nay. Điều này có nghĩa, cá tra Việt Nam phải được nuôi bằng phương pháp và tiêu chuẩn giống như cá da trơn được nuôi tại Mỹ. Nhiều nguồn tin cho rằng, điều này không thể thực hiện được bởi hai quốc gia có những điều kiện hoàn toàn khác nhau.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Việt Nam phản kháng và đe dọa đệ trình đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới nhằm chống lại luật “bảo vệ ngành công nghiệp thủy sản của Mỹ” đang được ban hành.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, năm 2013, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 300 triệu USD. Đây là sự gia tăng lớn từ 1,34 triệu USD trong năm 2007 và doanh số bán hàng vẫn đang tăng trưởng. Cũng trong năm 2013, khối lượng xuất khẩu ước tính tăng 7%, mặc dù giá trị giảm khoảng 4%.

Dể hiểu, ngành công nghiệp cá da trơn của Mỹ xem cá tra như một đối thủ cạnh tranh quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, cuộc cạnh tranh này là không rõ ràng, thậm chí còn mờ ám khi sử dụng những chiến lược khuyến khích người tiêu dùng Mỹ không mua cá tra Việt Nam bởi không đảm bảo an toàn.

Người ta phân vân, tại sao Chính phủ Mỹ tham gia vào vấn đề này -các chính trị gia từ Deep South chắc phải có ảnh hưởng lớn – bởi vì chính nước Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng của luật “cấm” này.

Cá tra là loại phổ biến ở Mỹ. Năm 2011, loài cá này đứng thứ 6 trong top 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ do Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ bình chọn. Người tiêu dùng Mỹ hiện nay có thể không còn cơ hội mua một loại cá giá rẻ mà họ thích. Ngành công nghiệp thủy sản Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi cá tra hiện nay là mặt hàng kinh doanh lớn đối với các nhà nhập khẩu, nhà phân phối và chế biến.

Một báo cáo của các nhà nghiên cứu Terry Hanson và David Sites công bố năm 2009 nói rằng, hàng nhập khẩu chiếm 57% tất cả doanh số bán hàng tại Mỹ về fillet cá da trơn đông lạnh. Cá tra rõ ràng chiếm tỷ lệ phần lớn doanh số nhưng liệu việc cấm nhập khẩu cá tra có thể khiến cho doanh thu cá da trơn được sản xuất trong nước tăng lên hay không?

Không nhất thiết phải làm điều này. Cá tra không phải là đối thủ cạnh tranh duy nhất, còn có cá rô phi nhập khẩu (đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng top 10 của NFI) và người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua các loại thực phẩm nhiều protein khác như thịt gà khi vấn đề về giá được lưu tâm.

Có vẻ như tình hình chưa được xem xét đúng cách. Quyết định “cấm” nhập khẩu cá tra, tình cờ xảy ra hiện tượng một nước giàu có, quyền lực bắt nạt một nước nghèo và kém phát triển. Chắc chắn đây không phải là hình ảnh mà Chính phủ Mỹ muốn xây dựng?

Mike Urch - Biên tập viên cộng tác SeafoodSource

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!