Lượng khủng CO2 gia tăng vì nghề lưới kéo đáy

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Các chuyên gia đại dương cho rằng khai thác thủy sản bằng phương pháp kéo rê những tấm lưới cỡ to dọc thềm đại dương đang “bổ sung” khoảng 370 triệu tấn CO2 vào không khí mỗi năm.

Lưới kéo đáy tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh: Anney_Lier/Shutterstock

Trong nghiên cứu mới đây, một nhóm các chuyên gia về khí hậu và đại dương quốc tế đã đưa ra kết luận nghề lưới kéo đáy đang sản xuất thêm 370 triệu tấn CO2 mỗi năm cho Trái đất. Báo cáo xuất bản ngày 18/1/2024 ghi rõ 55-60% CO2 được giải phóng khỏi đáy đại dương từ hoạt động kéo lưới sẽ xâm nhập vào không khí trong vòng 9 năm.

Ngoài ra, theo nhà sinh thái học Trisha Atwood thuộc Trường đại học Utah, hoạt động kéo lê những chiếc lưới nặng khắp thềm đại dương đang phá hủy sự sống và hệ sinh thái biển một cách trầm trọng. “Nghiên cứu của chúng tôi là phát hiện đầu tiên cho thấy lưới kéo đáy sẽ kích hoạt và giải phóng CO2 ra khỏi đại dương, thâm nhập vào bầu không khí trong khoảng 10 năm, góp phần làm gia tăng nhiệt độ của Trái đất. Cũng giống như phá rừng, tác động tiêu cực vào thềm lục địa cũng đang gây ra tổn hại vô cùng nghiêm trọng tới khí hậu, xã hội, và sự sống hoang dã”.

Nghiên cứu cũng chứng minh lượng carbon thâm nhập vào không khí thông qua hoạt động kéo lưới cũng làm gia tăng gấp đôi lượng phát thải hàng năm, do công tác kéo lưới đòi hỏi các đoàn tàu phải khởi động động cơ đốt trong. Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý, kết quả này chỉ được nghiên cứu từ những tàu kéo lưới có gắn định vị; mà theo số liệu của Global Fishing Watch (trang web được Google hợp tác với Oceana và SkyTruth ra mắt vào tháng 9 năm 2016 nhằm cung cấp cái nhìn toàn cầu đầu tiên trên thế giới về các hoạt động đánh bắt cá thương mại – Wikipedia), có tới 75% tàu cá trên thế giới không gắn định vị.

An Vy

(Theo Undercurrentnews)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!