Vận chuyển con giống là nhu cầu tất yếu của hoạt động sản xuất trong nghề nuôi thủy sản. Tuy nhiên, những năm qua, đối với cá nhụ (Eleutheroneman tetradactylum Shaw, 1804), quá trình vận chuyển thường không đạt hiệu quả cao bởi tỷ lệ sống khá thấp, ảnh hưởng xấu đến nuôi thương phẩm sau này.
Làm thế nào bổ sung lyso-phospholipid và muối mật vào thức ăn thủy sản để có thể nâng cao hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là chất béo là việc làm vô cùng cần thiết hiện nay.
Việc sử dụng thuốc để phòng và trị bệnh trong nuôi thủy sản là điều cần thiết, nhằm làm giảm tổn thất và đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên, người nuôi cần phải biết các nguyên tắc sử dụng cơ bản để tránh rủi ro, đảm bảo an toàn thực phẩm… Dưới đây là các cách dùng thuốc để phòng, trị các bệnh của động vật thủy sản.
Trong nuôi tôm, pH nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh của môi trường và sức khỏe của tôm. Tuy nhiên, thông số này thường bị bỏ qua và chưa được quan tâm nhiều.
Khởi đầu cho một vụ mùa thành công, mỗi người dân nuôi tôm thường phải tập trung đầu tư vào hệ thống nuôi, đây là một khâu quan trọng cho cả quy trình nuôi đạt hiệu quả. Hệ thống nuôi đạt chuẩn, môi trường nuôi đảm bảo sẽ giúp đàn tôm ăn nhanh, chóng lớn. Vậy làm thế nào để phát triển một hệ thống nuôi đạt chuẩn với mức đầu tư hợp lý? Hãy đồng hành cũng Skretting để trả lời câu hỏi này.
Ký sinh trùng là một đối tượng gây thiệt hại nặng trong giai đoạn giống của các loài cá nước ngọt. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tinh dầu của hai loài thực vật là Tiêu hương thảo và Bạc hà Âu giúp phòng chống hữu hiệu ngoại ký sinh trùng trên cá.
Trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS), chất thải sinh ra có mối liên hệ mật thiết với lượng thức ăn sử dụng. Vì RAS là hệ thống gần như khép kín, tất cả các dạng vật chất này đều có nguồn gốc chuyển hóa từ thức ăn sử dụng, nên lượng chất thải sinh ra hoàn toàn có thể tính toán và xử lý được.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, bổ sung probiotic giúp tăng tỷ lệ sống, giảm FCR trong hệ thống nuôi biofloc chiếm ưu thế.
Chuẩn bị bể: Bể ương hình tròn có đường kính 10 m, diện tích khoảng 80 m2 (hình 1). Bể xây dựng trên nền đất cao 0,5 – 1 m, được đệm bằng một lớp cát dày 5 – 7 cm. Đáy bể được làm vát, nghiêng về chính giữa, nơi sâu nhất nằm chính giữa bể khoảng 1,3 m, mép dìa bể có độ sâu 1,1 m. Chính giữa bể nuôi có hố thu gom chất thải, dạng hình tròn, đường kính 60 cm, sâu 20 cm.
Đây là nghiên cứu để đánh giá liệu giảm trao đổi nước có thể giảm nhu cầu sử dụng Methionie đối với hiệu suất tăng trưởng tối đa của TTCT Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống nuôi thâm canh, ngoài trời hay không.