Bệnh herpesviral hematopoietic necrosis (HVHN) do virus Cyprinid herpesvirus 2 (CyHV‐2) gây ra là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhiễm cao và gây chết cá ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngao giá còn gọi là ngao 2 cùi, là loại hải sản có giá trị kinh tế cao, được xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc. Hiện nay, kỹ thuật nuôi ngao giá theo phương thức mới như cải tiến lồng nuôi cũng như áp dụng cơ giới hóa trong khâu thả giống và thu hoạch nên đã mở rộng vùng nuôi, nâng cao năng suất cho người dân.
Vào mùa hè, nắng nóng kéo dài hoặc mưa gió bất thường sẽ khiến các yếu tố môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, dẫn đến thủy sản nuôi bị sốc hoặc phát sinh bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi.
Trong NTTS, phòng ngừa và quản lý dịch bệnh là khâu rất quan trọng do dịch bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh động vật thủy sản nói chung và bệnh cá nói riêng có xảy ra hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và điều kiện làm bệnh phát sinh. Nắm chắc được nguyên nhân và điều kiện phát sinh để có giải pháp phòng trị bệnh tích cực, hiệu quả cho cá nuôi.
Nuôi cá rô phi bằng lồng đang ngày càng được đầu tư phát triển mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt các mô hình nuôi trên hồ chứa. Tình hình dịch bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá rô phi nuôi lồng ngày càng phổ biến và là một trong những rào cản quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi này bền vững.
Quy chuẩn này được Bộ NN&PTNT ban hành tại Thông tư số 03/2020 đối với sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Ký hiệu: QCVN 02-32-2 : 2020/BNNPTNT, có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) (TBD) đã được nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản và Australia để thay thế một số loài hàu bản địa đang bị cạn kiệt nghiêm trọng do đánh bắt quá mức hoặc dịch bệnh. Giải pháp công nghệ trong sản xuất giống hàu giống TBD dạng bám và dạng đơn là hết sức cần thiết, góp phần phát triển mạnh đối tượng này và đa dạng hóa mô hình nuôi hàu thương phẩm cho các tỉnh ven biển Việt Nam.
Những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản (NTTS) đang gặp phải những thách thức rất lớn, người nuôi đang phải chống đỡ với các đợt đại dịch xảy ra trên cá, tôm nuôi. Nguyên nhân chủ yếu do người nuôi sử dụng thuốc, hóa chất tràn lan, môi trường nuôi bị suy thoái. Để vượt qua những khó khăn đó cần cải tiến và đưa tiến bộ khoa học công nghệ nhằm giúp đạt hiệu quả cao nhất cả về kinh tế lẫn bảo vệ hệ sinh thái, phục hồi môi trường.
Nuôi tôm đã và đang phát triển nhanh trong nhiều năm qua, dần trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần chính vào sự tăng trưởng chung của ngành thủy sản. Tuy nhiên, người nuôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh, lạm dụng kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi, chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu thị trường, gây tổn thất kinh tế cho người dân.
Công nghệ nuôi tôm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Ngoài copefloc, biofloc, 3 pha, một số công nghệ mới ngăn chặn vi khuẩn hay RAS cải tiến cũng được áp dụng rộng rãi.