(TSVN) – Hỏi: Những thời điểm nào và cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc tím (KMnO4) để xử lý ao nuôi tôm?
(Nguyễn Ba Nhơn, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang)
Trả lời:
Khi sử dụng KMnO4 trong sát trùng nước ao nuôi tôm thường sử dụng xử lý nước đầu vụ nuôi và cuối vụ nuôi, do KMnO4 khi kết hợp với nước tạo ra MnO2 gây độc cho tôm. Sử dụng thuốc tím trong ao nuôi sẽ diệt tảo và gây thiếu ôxy trong ao, do đó cần tăng cường chạy quạt. Để diệt khuẩn nên dùng ở liều lượng 2 – 4 mg/l (tùy thuộc vào mức độ chất hữu cơ trong nước). Để diệt virus thì nên dùng liều 50 mg/l hoặc cao hơn. Thuốc tím có tính ôxy hóa rất mạnh, dễ bị phân hủy khi pha thành dung dịch, do đó khi pha phải sử dụng ngay, việc bảo quản ở dạng lỏng không nên quá 24 giờ và phải tránh nhiệt độ cao, ánh nắng chiếu trực tiếp. Khi dùng liều cao (>10 ppm), lượng manganese oxide (MnO) tạo thành sau quá trình ôxy hóa rất nhiều sẽ gây độc cho tôm cá. Thuốc tím mang tính đối kháng với một số hợp chất như là formaline, cồn, các hợp chất arsenite, bromide, iodine, phosphorus, axit sulfuric, sulfur, than hoạt tính, và H2O2. Do đó, không sử dụng thuốc tím chung các loại thuốc nêu trên. Quá trình xử lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tôm cá do đó cần theo dõi sức khỏe sau khi xử lý. Thời gian xử lý giữa 2 lần ít nhất là 4 ngày. Hạn chế sử dụng trong ao nuôi có tôm (trong quá trình đang nuôi) vì khi vào nước KMnO4 sẽ kết hợp với nước tạo ra MnO2 gây độc cho tôm.
(Nguyễn Văn Tuyên, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương)
Trả lời:
Để khắc phục và giảm thiểu hiện tượng này người nuôi có thể tham khảo một số biện pháp sau: Giảm thiểu thay nước, bằng cách giữ nước lại trong ao lâu hơn thì sẽ có nhiều cơ hội cho lượng nitơ và phospho thoát ra theo quá trình tự nhiên. Sử dụng thức ăn chất lượng cao, dẫn đến ít phân và chất thải chuyển hóa. Sử dụng thức ăn có hàm lượng nitơ và phospho thấp nhất tương thích với chất lượng thức ăn tốt. Cho ăn một cách thận trọng; cho ăn quá mức dẫn đến thức ăn bị lãng phí và tăng lượng chất thải. Khi tháo cạn ao, cố gắng giảm thiểu vận tốc nước thải đầu ra để bùn (trầm tích) không tái lơ lửng từ đáy ao. Cách làm này sẽ giảm lượng nitơ và phospho hữu cơ trong nước thải đầu ra bằng cách giữ lại các hạt hữu cơ trong ao. Duy trì hàm lượng ôxy hòa tan tốt trong ao bằng cách không thả mật độ dày và cho ăn quá nhiều để ao có thể đồng hóa hầu hết các chất thải. Phơi đáy ao và rải vôi đáy ao axit giữa các vụ thu hoạch tạo thuận lợi cho quá trình phân hủy chất hữu cơ.
Ban KHKT