Món lợi khổng lồ từ Geoducks

Chưa có đánh giá về bài viết

Lệnh cấm nhập khẩu nhuyễn thế của Trung Quốc khiến các nhà sản xuất mặt hàng này phải chuyển hướng về thị trường nội địa. Lợi nhuận do nuôi Geoducks sụt giảm nhưng ngư dân Pudget Sound vẫn kiên trì theo nghề.

Giá trị

Geoduck còn được gọi là tu hài Canada, ốc vòi voi, hay sò vương, sống ở vùng biển mặn, sạch ở Canada và Tây Bắc nước Mỹ. Chúng có tuổi thọ khoảng 160 năm. Đây là một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống trong nước mặn thuộc họ Triadacnidae. Geoduck là hải sản quý hiếm, giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Loại tu hài vòi dài này được đồn thổi là món ăn cực tốt cho sinh lực các quý ông. Đây cũng là món ăn thượng hạng tại Trung Quốc. Lệnh cấm nhuyễn thể vùng West Coast mới đây của Trung Quốc khiến những người yêu thích loại thủy sản này phải hụt hẫng và đẩy các nhà cung cấp vào tình cảnh khó khăn.

Geoduck là đặc sản nổi danh của vùng Puget Sound, nó được ví như vàng. Josh Green, một ngư dân Puget Sound nhớ lại những chuyến đi săn Geoduck đầy thú vị vào nửa đêm với đồ nghề chỉ gồm xô, xẻng và ống xiphông để hút Geoduck. Giờ, Green đang là đầu bếp tại nhà hàng chuyên phục vụ các món nhuyễn thể tại Seattle. “Geoduck luôn được coi là đặc sản ở nhà hàng và có thể chế biến được rất nhiều món. Chúng tôi mua nguyên liệu từ trại nuôi nhuyễn thể Taylor Shellfish Farms ở Shelton, Wash” – Josh Green nói.

Geoduck có mặt trong thực đơn 20 nhà hàng ở Seattle. Loại thủy sản hảo hạng này đã bắt đầu được đón nhận ở thị trường nội địa. Các đầu bếp nổi tiếng ở Seattle bắt đầu đa dạng hóa các món ăn, gồm sushi từ Geoduck. Các chủ nhà hàng nhận thấy, thực khách địa phương đều yêu thích món hải sản này.

 

Nhưng không dễ nuôi

Thông thường, toàn bộ Geoduck vùng Seattle sẽ được vận chuyển sang Trung Quốc. Tại thị trường này, Geoduck có giá 150 USD/pound. Năm 2012, trị giá xuất khẩu Geoduck của Mỹ sang Trung Quốc đạt 68 triệu USD, chủ yếu từ bang Washington. Nhưng sau đó Trung Quốc cấm tất cả các sản phẩm nhuyễn thể nhập  khẩu từ West Coast, trong đó có Geoduck mà nguyên nhân theo như nhà chức trách nước này nói là phát hiện độc tố PSP trong hai lô hàng nhập khẩu từ Alaska và Washington. Cuối năm 2013, cơ quan quản lý nguồn lợi tự nhiên bang Washington thông báo, doanh thu từ hoạt động đánh bắt thủy sản đã giảm 1 triệu USD do lệnh cấm trên.

Ngoài ra cũng có số ít hộ nuôi nhỏ lẻ khác, nhưng năng suất không cao. Hiện, diện tích nuôi Geoduck ở vùng đới triều khoảng 120 ha.

Trại nuôi Geoducks ở Totten Inlet, Washington – Nguồn: Npr.org

Geoduck tự nhiên sinh trưởng rất chậm, sau 39 năm mới trưởng thành và có thể cho thu hoạch. Nhận thấy nguồn lợi lớn từ Geoduck, ngư dân Seattle đã bắt đầu xây trại giống Geoduck, nuôi thử nghiệm loại hải sản này nhưng không thành công vì tỷ lệ sống thấp. Tình hình trên chỉ được cải thiện khi những chuyên gia thủy sản trong vùng bắt đầu sử dụng ống PVC để nuôi Geoduck. Trại giống sẽ chịu trách nhiệm sản xuất con giống, ương nuôi suốt giai đoạn ấu trùng, tới khi chúng đạt kích thước hơn 1 cm thì vào nuôi trong ống PVC. Những ống PVC chứa Geoduck sẽ được cắm trên vùng đới triều, nhô lên khỏi mặt nước 7 cm. Ống PVC luôn được bảo vệ kỹ lưỡng bằng hệ thống lưới đặc biệt để ngăn chặn sự xâm nhập của các loài ăn thịt. Geoduck phát triển rất tốt ở vùng cận triều. Do đó, môi trường sinh sống trong ống PVC sẽ giúp tạo ra một hồ thủy triều thu nhỏ, ngăn nước cạn khô khi thủy triều rút. Geoduck nuôi trong ống PVC sẽ cho thu hoạch sau 5 năm, với trọng lượng 1 – 2 pound.

Rõ ràng, việc thị trường Trung Quốc đóng cửa lại là cơ hội cho các trại nuôi Geoduck nhìn nhận và định hướng lại thị trường, đưa sản phẩm này cung ứng ngay tại thị trường nội địa rộng lớn và tiềm năng cũng không phải là phương án tồi.

>> Cách đây 10  năm, hầu hết Geoduck được khai thác tự nhiên, nhưng gần đây, một số trang trại đã bắt đầu nuôi Geoduck và thu về 1,5 – 2 triệu USD/năm. Phần lớn Geoduck đang có mặt trên thị trường là sản phẩm của trại Taylor và Seattle Shellfish ở Shelton.

Hà Linh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!