Một số bệnh trên tôm và giải pháp

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Bệnh trên tôm là một loạt các bệnh lý do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây ra, làm suy giảm sức đề kháng của tôm và gây tử vong hàng loạt trong các trại nuôi.

Các bệnh nguy hiểm trên tôm

Nhóm bệnh do virus: Bệnh đốm trắng do WSSV (White Spot Syndrome Virus).

Nhóm bệnh do vi khuẩn: Bệnh hoại tử gan tụy cấp do Vibrio parahaemolyticus; Bệnh phân trắng (chủ yếu do nhóm Vibrio gây ra).

Nhóm bệnh do ký sinh trùng: Bệnh do vi bào tử EHP (Enterocytozoon hepatopenaei).

Bệnh mờ đục ở tôm giống (TPD).

Bệnh đốm trắng

Nguyên nhân: An toàn sinh học chưa triệt để; Ao lắng với diện tích không đủ lớn; Cải tạo ao chưa triệt để khi có dịch bệnh xảy ra; Một số vùng gặp khó khăn trong cấp thoát nước, dễ lây lan.

Phòng bệnh:

– Thực hiện cải tạo ao kỹ, diệt giáp xác;
– Áp dụng quy trình an toàn sinh học;
– Lựa chọn con giống tốt, đảm bảo chất lượng;
– Quản lý tốt chất lượng nước, sử dụng chế phẩm vi sinh;
– Tăng cường miễn dịch cho tôm bằng: Vitamin C, β-Glucan, MOS (Mannan Oligosaccharide);
– Nấm men mang kháng nguyên VP28 được sử dụng phối trộn với thức ăn nhằm gây đáp ứng miễn dịch liên tục cho tôm, hỗ trợ chống lại sự xâm nhiễm của virus đốm trắng.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp

Nguyên nhân: Do sử dụng nhiều loại chất diệt khuẩn: BKC, Iodine, Chlorine, thuốc tím,…; Sử dụng kháng sinh để trị bệnh (Oxytetracycline, Doxycycline, Gentamycine, Enrofloxacine,…), tùy thuộc nhiều vào kinh nghiệm; Sử dụng nhiều loại chế phẩm vi sinh; Khó phân biệt bệnh hoại tử gan tụy cấp với các bệnh khác ảnh hưởng đến gan tụy tôm.

Phòng bệnh:

– Lựa chọn con giống tốt;
– Cải tạo ao, diệt khuẩn kỹ tránh lây mầm bệnh từ vụ nuôi trước;
– Có thể ngắt vụ khi cần thiết;
– Mật độ nuôi vừa phải, áp dụng quy trình nuôi 2 – 3 giai đoạn;
– Thực hiện tốt an toàn sinh học trong quá trình nuôi;
– Định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh, thực hiện tầm soát Vibrio;
– Giảm hoặc cắt bớt số lần cho ăn, xi phông đối với ao bạt mật độ cao;
– Cần cung cấp đầy đủ hàm lượng ôxy hòa tan cho tôm;
– Bổ sung thảo dược, axit hữu cơ;
– Có giải pháp để làm cản trở điều hòa của gen độc lực (bẻ gãy phân tử tín hiệu quorum sensing của vi khuẩn);
– Bổ sung axít béo chuỗi ngắn và poly-β-hydroxybutyrate (PHB).

Bệnh phân trắng

Nguyên nhân: Bệnh phân trắng chủ yếu do các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio gây ra.

EHP được xác định là yếu tố làm tăng tính mẫn cảm của TTCT đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp và phân trắng.

Phòng bệnh:

– Kiểm tra các thông số môi trường, tăng cường quạt nước. Thường xuyên xi phông, lượng nước sạch dự trữ đủ lớn;
– Bổ sung định kỳ men vi sinh, các chất làm tăng cường sức đề kháng cho tôm như Vitamin C, Yeast, β-Glucan;
– Sử dụng chất kháng khuẩn, chất chiết xuất từ thảo dược.

Các yếu tố liên quan EHP

– Ao có sự hiện diện EHP trong nước.
– Tôm nhỏ (< 1 g) có cơ nguy cơ nhiễm EHP cao hơn so với tôm lớn.
– Rửa bạt bằng Chlorine, phơi bạt trên 7 ngày và xi phông thường xuyên làm giảm nguy cơ nhiễm EHP.
– Vật mang mầm bệnh: Hàu, ốc đinh, ruốc, giun nhiều tơ, tép trứng.

Phòng bệnh:

– Kiểm tra chất lượng con giống trước khi thả nuôi;
– Quá trình cải tạo ao, cần loại bỏ triệt để các vật trung gian có thể mang mầm bệnh trong ao nuôi;
– Sử dụng CaO với liều từ 6 tấn/ha và phơi khô ao ít nhất 1 tuần;
– Đối với ao bạt, nên rửa sạch, tạt vôi, phơi ít nhất 1 tuần sau đó rửa lại bằng Chlorine trước khi lấy nước vào ao nuôi.
– Khuyến cáo nên áp dụng quy trình nuôi 2 – 3 giai đoạn với mật độ vừa phải, trong giai đoạn ương cần kiểm tra sự hiện diện của EHP để có thể quyết định tiếp tục nuôi hay hủy bỏ.
– Thực hiện tốt an toàn sinh học trong quá trình nuôi, đồng thời duy trì ổn định mực nước.
– Từ 30 – 60 ngày tuổi nên kiểm tra tăng trọng 2 tuần/lần, sau 60 ngày nên kiểm tra tăng trọng hàng tuần. Các dấu hiệu nghi ngờ như: Chậm lớn, mềm vỏ, giảm ăn, gan tụy nhạt.

Viện Nghiên cứu NTTS II

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!